Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1813008
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
2526
5775
3155
1813008
Quản trị

Quản trị

Dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng và Chơn Thành - Gia Nghĩa được bổ sung vào danh mục công trình trọng điểm ngành GTVT.

Bộ GTVT vừa trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung danh mục dự án và thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT.

bổ sung 2 dự án cao tốc vào danh mục công trình trọng điểm ngành gtvt

Bên cạnh việc bổ sung danh mục dự án, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành có hai dự án đi qua cũng được bổ sung làm Ủy viên Ban Chỉ đạo - Ảnh minh họa

Nội dung tờ trình nêu rõ: Tại cuộc họp lần thứ 4 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo đã thống nhất bổ sung các dự án đường bộ cao tốc: Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng và Chơn Thành - Gia Nghĩa vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT.

Đồng thời, bổ sung Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố có các dự án nêu trên vào thành viên Ban Chỉ đạo và kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo đã chuyển công tác hoặc nghỉ chế độ.

Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ sung các dự án và thành viên nêu trên vào danh mục dự án và thành viên Ban Chỉ đạo.

Theo dự thảo quyết định, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà được bổ sung làm Phó trưởng Ban Chỉ đạo.

Kiện toàn ông Nguyễn Tường Văn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Ủy viên Ban Chỉ đạo thay thế đồng chí Lê Quang Hùng; Ông Cao Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Ủy viên Ban Chỉ đạo thay thế ông Tạ Anh Tuấn.

Đồng thời, bổ sung ông Trần Quý Kiên, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Bình Phước và Đắk Nông vào danh sách ủy viên Ban Chỉ đạo.

Trước đó, ngày 2/11/2022, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Quyết định số 1316 bổ sung các dự án đường bộ cao tốc: Tuyên Quang - Phú Thọ, Hòa Bình - Mộc Châu - Sơn La, Hữu Nghị - Chi Lăng, Đồng Đăng - Trà Lĩnh; Dự án nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và dự án xây dựng đường Trần Quốc Hoàn - đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, TP.HCM (kết nối vào nhà ga T3) vào danh mục các công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT.

Tại quyết định này, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng được kiện toàn làm Phó trưởng Ban Chỉ đạo thay ông Nguyễn Văn Thể.

Chủ tịch UBND các tỉnh: Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Lạng Sơn, Cao Bằng được bổ sung vào danh sách Ủy viên Ban Chỉ đạo.

Theo quyết định ban đầu (Quyết định số 884 ngày 23/7/2022 về việc thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT), các dự án được đưa vào danh mục gồm: Đường Hồ Chí Minh; Các dự án đường bộ cao tốc: Bắc - Nam phía Đông; Bến Lức - Long Thành; Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Biên Hòa - Vũng Tàu; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, Vành đai 3 TP.HCM.

Cùng đó là dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; Các tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP.HCM; Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Các dự án đường bộ cao tốc hoặc dự án hạ tầng giao thông khác mà Ban Chỉ đạo thấy cần thiết.

Thành phần Ban Chỉ đạo gồm: Trưởng Ban Chỉ đạo - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; 2 Phó trưởng Ban Chỉ đạo.

Ủy viên Ban Chỉ đạo gồm Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố có dự án đi qua và 18 thành viên là lãnh đạo các cơ quan: Văn phòng Chính phủ; Bộ Xây dựng; Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ GTVT; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Công thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thanh tra Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Kiểm toán Nhà nước.

Sưu tầm

Dự án thành phần 1 cao tốc Khánh Hoà – Buôn Ma Thuột dài hơn 31 km, giúp kết nối các tỉnh Nam Trung Bộ với Tây Nguyên, phát triển kinh tế ở khu vực.

Nội dung trong quyết định dự án thành phần 1, cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột vừa được UBND tỉnh Khánh Hoà phê duyệt. Tuyến đường thuộc dự án cao tốc kết nối tỉnh ven biển Khánh Hoà với Tây Nguyên, dài hơn 117 km, tổng vốn đầu tư gần 22.000 tỷ đồng, đã được Chính phủ thông qua.

Khu vực Cảng Nam Vân Phong, gần điểm đầu dự án. Ảnh: Nhân Bùi

Khu vực cảng nam Vân Phong, gần điểm đầu dự án

Dự án thành phần 1 dài hơn 31,5 km, đị qua địa phận thị xã Ninh Hoà; điểm đầu tại nút giao giữa quốc lộ 26B và quốc lộ 1, thuộc khu vực cảng nam Vân Phong, điểm cuối thuộc xã Ninh Tây.

Giai đoạn đầu, đường được xây rộng 17 m, 4 làn xe, sau đó sẽ nâng lên 25 m, vận tốc thiết kế 100 km/h. Toàn tuyến làm ba nút giao, hai cầu vượt, 15 hầm chui, 21 cầu (18 cầu tuyến chính; ba cầu trên đường ngang, đường gom).

Trong tổng số vốn hơn 5.300 tỷ đồng, hơn 600 tỷ đồng chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, gần 4.000 tỷ đồng chi phí xây dựng, hơn 700 tỷ dành cho phí quản lý dự án, tư vấn và chi phí dự phòng. Tuyến sẽ được hoàn thành một số đoạn có lượng xe đông trước năm 2025, khai thác đồng bộ vào 2027.

Hướng tuyến cao tốc Khánh Hoà - Buôn Mê Thuột. Đồ học: Khánh Hoàng

Hướng tuyến cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột

Cao tốc Khánh Hoà – Buôn Ma Thuột chia làm ba dự án thành phần. Ngoài dự án thành phần 1 do tỉnh Khánh Hoà triển khai, dự án thành phần 2 dài 37,5 km do Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan chủ quản, dự án thành phần 3 dài 48,5 km do Đăk Lăk thực hiện. Cả ba dự án đang được đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, mục tiêu khởi công giữa năm sau.

Tuyến đường sau khi hoàn thành sẽ giúp kết nối Tây Nguyên với đồng bằng duyên hải miền Trung. Đây cũng tuyến vận chuyển nông sản của các tỉnh Tây Nguyên xuất khẩu thông qua cảng biển Vân Phong (Khánh Hòa).

Sưu tầm


Theo đề xuất, tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng qua tỉnh Ninh Bình được đầu tư quy mô 4 làn xe với tổng mức đầu tư khoảng 8.450 tỷ đồng.

UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng qua tỉnh Ninh Bình.

Tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Ninh Bình sẽ được đầu tư quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh - Ảnh minh họa

Theo phương án đề xuất, tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng qua địa phận tỉnh Ninh Bình có tổng chiều dài 25,3km.

Điểm đầu dự án tại nút giao Mai Sơn giao với cao tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - QL45 thuộc xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

Điểm cuối tại cầu vượt sông Đáy (cầu Tam Tòa) nối hai tỉnh Nam Định, Ninh Bình thuộc xã Khánh Cường, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

Tuyến cao tốc sẽ được đầu tư quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, bề rộng nền đường 24,75m, bề rộng mặt đường 15m, vận tốc thiết kế 120km/h.

Với phương án trên, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 8.450 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng tuyến chính và đường gom khoảng 3.658 tỷ đồng; Chi phí xây dựng cầu, hầm chui, cống lớn khoảng 1.597 tỷ đồng; Chi phí GPMB là 1.500 tỷ đồng; Chi phí xây dựng phần chiếu sáng và ITS dự kiến 270 tỷ đồng; Chi phí QLDA, tư vấn đầu tư và chi phí khác khoảng 500 tỷ đồng; Chi phí dự phòng là 925 tỷ đồng.

Nguồn vốn đầu tư dự án được đề xuất sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Trong đó, ngân sách tỉnh Ninh Bình bố trí 2.000 tỷ đồng thực hiện GPMB và một số chi phí có liên quan khác; Ngân sách TƯ bố trí khoảng 6.450 tỷ đồng.

Theo lộ trình, dự án được thực hiện từ năm 2024 đến năm 2026.

Để dự án có cơ sở triển khai các bước tiếp theo, UBND tỉnh Ninh Bình kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh cục bộ điểm đầu dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Ninh Bình trong quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 20240 từ vị trí tại TP Ninh Bình sang vị trí tại nút giao Mai Sơn.

Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phân cấp cho UBND tỉnh Ninh Bình là cơ quan chủ quản dự án. Sau khi tuyến đường hoàn thành sẽ bàn giao lại Bộ GTVT quản lý, khai thác, bảo trì theo quy định.

Sưu tầm

Đường vành đai 3,5 đoạn cầu Thượng Cát - Quốc lộ 32 (QL32) có chiều dài khoảng 3,5 km, tổng mức đầu tư dự kiến là 1.495 tỷ đồng từ ngân sách thành phố Hà Nội.

Ngày 10/3, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công của thành phố, trong đó có dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3,5 đoạn cầu Thượng Cát - QL32.

Trong ảnh: Vành đai 3,5 đoạn Thượng Cát - QL32 có điểm đầu ở đê hữu Hồng (đường Thượng Cát).

Theo dự thảo chủ trương đầu tư dự án, mục tiêu đầu tư tuyến đường nhằm đảm bảo tính đồng bộ nối thông toàn tuyến vành đai 3,5 từ phía nam sang phía bắc sông Hồng; mở thêm đường kết nối phía tây, tây nam Thủ đô giữa các quận, huyện phía bắc và nam sông Hồng; giảm tải lưu lượng cho tuyến đường 70, đường vành đai 3, QL32.

Trong ảnh: Vành đai 3,5 đi qua đường Kỳ Vũ, gần UBND phường Thượng Cát.

Tuyến đường vành đai 3,5 đoạn từ cầu Thượng Cát - QL32 có tổng chiều dài khoảng 3,5 km, quy mô mặt cắt ngang 60m.

Trong ảnh: Vành đai 3, 5 giao với đường Thượng Cát đoạn gần nút giao Thượng Cát - Châu Đài.

Đoạn tuyến này giao với đường Kỳ Vũ đoạn qua khoảng giữa trường THCS Thượng Cát và trạm y tế phường này.

Từ đường Kỳ Vũ, vành đai 3,5 chủ yếu đi qua cánh đồng và giao với đường Tây Thăng Long đoạn gần Tổ dân phố số 1, Tây Tựu.

Đoạn nút giao này trên thực tế cách đường 70 khoảng 320m

Vị trí nút giao quan trọng của tuyến vành đai 3,5 với trục Tây Thăng Long (đang xây dựng).

Từ đường Tây Thăng Long, vành đai 3,5 đi theo hướng về sông Pheo. Trên tuyến có cầu qua sông Pheo đoạn cách cầu Đăm khoảng 400m.

Từ sông Pheo, vành đai 3,5 đi qua thôn Thượng, Tây Tựu.

Tuyến đường này đi qua phường Tây Tựu, không đi qua nhà dân.

Từ thôn Thượng, vành đai 3,5 hướng về cụm công nghiệp Lai Xá, QL32.

Tuyến đi qua cụm công nghiệp, gần trường Đại học Thành Đô.

Đoạn tuyến này giao với QL32 đoạn cụm công nghiệp Lai Xá, nối tiếp vào đoạn vành đai 3,5 từ QL32 đi Đại lộ Thăng Long đang xây dựng.

Đây là dự án nhóm B, với tổng mức đầu tư dự kiến là 1.495 tỷ đồng từ ngân sách thành phố, do Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố làm chủ đầu tư. Địa điểm xây dựng tại quận Bắc Từ Liêm và các huyện Đan Phượng, Hoài Đức. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2023 - 2026.

Sưu tầm (HLĐ)

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ