Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1806229
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
296
3626
23005
1806229
Đỗ Ly

Đỗ Ly

Hơn 2000 ngôi nhà nằm dọc đường Minh Khai ( quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang được giải tỏa để làm tuyến giao thông vành đai và đường trên cao trị giá hơn 5.000 tỷ đồng.

Đường vành đai II đoạn Vĩnh Tuy-Ngã Tư Vọng được UBND TP Hà Nội phê duyệt từ năm 2012, chủ yếu đi qua quận Hai Bà Trưng với chiều dài gần 3 km.

Tuyến đường có chiều rộng từ 53,5 - 63,5 m và một đường trên cao nối từ Ngã Tư Vọng đến cầu Vĩnh Tuy với tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng. Để xây dựng dự án này, quận Hai Bà Trưng phải giải phóng khoảng 2.357 hộ gia đình với hàng chục nghìn nhân khẩu.

Khoảng vài chục hộ dân ở mặt đường Minh Khai, đoạn cạnh khu đô thị Time city đã được giải toả.

Từ tháng 8/2015, chủ đầu tư đã ứng trước 1.000 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng, tuy nhiên do vướng mắc về giá đền bù với các hộ dân nên gần đây việc giải toả mới được bắt đầu.

Nhiều hộ dân buôn bán, kinh doanh lâu năm ở phố Minh Khai nên khi giải toả, chuyển đi phải gắn biển báo trước cửa. Phần lớn các hộ dân đều được bố trí mua nhà tái định cư.

Theo quy định của UBND TP Hà Nội, giá đền bù giải phóng mặt bằng cao nhất là 83 triệu đồng/m2, thấp nhất khoảng 36 triệu đồng/m2.

Do chưa được giải phóng mặt bằng, đoạn đường Minh Khai nối cầu Vĩnh Tuy giống như nút cổ chai; khu vực này thường xuyên xảy ra ùn tắc. 

Lý giải vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, đại diện quận Hai Bà Trưng cho hay, quận đã nhiều lần gặp gỡ, đối thoại, giải thích với người dân. Tuy nhiên, nhiều hộ không chấp hành bốc thăm căn hộ tái định cư hoặc không nhận tiền hỗ trợ. Quận sẽ tiếp tục vận động người dân nhận tiền đền bù và thống nhất với các cơ quan chức năng sớm hoàn thiện quy định về nhận, bàn giao nhà tái định cư.

Đoạn đường Minh Khai dự kiến làm cầu cạn qua cầu Mai Động cũng chưa được giải phóng mặt bằng.

Theo dự kiến, nếu đơn vị thi công được bàn giao toàn bộ mặt bằng sạch trong năm nay, đến khoảng 2021, tuyến đường trên cao chạy qua Minh Khai nối với cầu Vĩnh Tuy sẽ hoàn thiện, tạo thành hệ thống đường Vành đai 2 khép kín trong nội đô.

Đường vành đai 2 là tuyến giao thông đường bộ nội đô khép kín của Hà Nội có tổng chiều dài là 43,6 km. Tuyến đường chạy qua các điểm khống chế như Vĩnh Tuy - Minh Khai - Đại La - Ngã Tư Vọng - đường Trường Chinh - Ngã Tư Sở - đường Láng - Cầu Giấy - Bưởi - Nhật Tân - Vĩnh Ngọc - Đông Hội - cầu chui Gia Lâm - khu công nghiệp Hanel - Vĩnh Tuy, tạo thành một vòng tròn vành đai khép kín.

Bản đồ vị trí đường trên cao 5.000 tỷ đồng.

Sưu tầm (HLĐ)

     Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 902/TB-SGTVT về phương án phân luồng giao thông phục vụ thi công đường Nguyễn Đình Chiểu thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến phố Nguyễn Đình Chiểu (đoạn tuyến phố Tô Hiến Thành đến phố Đại Cồ Việt).
                phan luong giao thong phuc vu thi cong duong nguyen dinh chieu

    Theo đó, về phương án phân luồng giao thông: Cấm các phương tiện lưu thông qua đường Nguyễn Đình Chiểu kéo dài - Ngõ Vân Hồ 2 (đoạn từ Tô Hiến Thành đến nút giao thông Vân Hồ 3).

     Các phương tiện có nhu cầu đi qua khu vực trên lưu thông theo hướng: Các phương tiện xe máy đi theo đường Nguyễn Đình Chiểu -Tô Hiến Thành - Thể Giao - Lê Đại Hành - Ngõ Vân Hồ 3 - Ngõ Vân Hồ 2 và ngược lại. Các phương tiện ô tô đi trên đường Nguyễn Đình Chiểu - Tô Hiến Thành - Thể Giao - Lê Đại Hành - Đại Cồ Việt - Nguyễn Đình Chiểu kéo dài và ngược lại hoặc Nguyễn Đình Chiểu -Tô Hiến Thành - Bà Triệu - Đại Cồ Việt - Nguyễn Đình Chiểu kéo dài và ngược lại.

     Thời gian thi công đến hết ngày 31-12-2017. Sở Giao thông Vận tải yêu cầu Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp Hà Nội, Nhà thầu thi công có trách nhiệm hoàn thiện tất cả các công tác chuẩn bị hạ tầng phục vụ phương án phân luồng tổ chức giao thông trước khi tiến hành tổ chức rào chắn thi công.

    Thanh tra Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự (Công an Thành phố), Công an, chính quyền địa phương, chủ đầu tư và nhà thầu bố trí lực lượng chốt trực hướng dẫn phân luồng giao thông tại các nút giao thông quan trọng và các tuyến đường xung quanh khu vực thi công đảm bảo an toàn giao thông và không ùn tắc giao thông.

 Sưu tầm(HLĐ)

     Ông Nguyễn Văn Thể trả lời phỏng vấn Báo Giao thông sau khi được Quốc hội phê chuẩn chức danh Bộ trưởng GTVT.

 
Thu truong Nguyen Van The (3)

Ông Nguyễn Văn Thể trả lời phỏng vấn Báo Giao thông - Ảnh: Khánh Linh

        Trả lời phỏng vấn Báo Giao thông ngay sau khi Quốc hội phê chuẩn chức danh Bộ trưởng GTVT, tân Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, GTVT có vai trò đặc biệt quan trọng và luôn phải đi trước một bước để mở đường, tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và sự ổn định, bền vững của đất nước.

Tập trung giải quyết các nhiệm vụ cấp bách

Trước hết, xin chúc mừng ông vừa được Quốc hội tín nhiệm bỏ phiếu phê chuẩn chức danh Bộ trưởng GTVT, cảm giác của ông giờ như thế nào?

     Tôi xin cảm ơn Quốc hội đã tin tưởng phê chuẩn đề xuất của Thủ tướng Chính phủ để tôi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ GTVT. Tôi hiểu đây vừa là vinh dự vừa là trách nhiệm to lớn mà Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân tin tưởng giao cho tôi trong giai đoạn hiện nay. 

     Như chúng ta đều biết, GTVT ở bất kỳ giai đoạn nào đều có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Bác Hồ đã nói: “Giao thông là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ”. Do vậy, giao thông luôn phải đi trước một bước để mở đường, tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và sự phát triển bền vững của đất nước. Thực hiện nhiệm vụ này trong điều kiện ngân sách Nhà nước và đầu tư công rất eo hẹp, nợ công đang ở mức cao, nguồn vốn vay ODA và huy động từ xã hội rất khó khăn là thách thức rất lớn cho bản thân tôi và ngành GTVT.

Vậy theo ông, đâu là khó khăn, thách thức lớn nhất của GTVT hiện nay? Việc đầu tiên ông dự định sẽ làm trên cương vị mới là gì?

     Hiện nay, GTVT đang là một trong ba điểm nghẽn của nền kinh tế, đồng thời là một trong ba khâu đột phá mà cả hệ thống chính trị cần tập trung tháo gỡ. Do vậy, với cá nhân tôi, có rất nhiều công việc cần phải làm trên cương vị Bộ trưởng GTVT. Tuy nhiên, trong giai đoạn trước mắt, bản thân tôi và toàn ngành GTVT cần tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cấp bách như: Đề xuất phương án sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2017-2020; Sớm triển khai xây dựng một số đoạn cao tốc Bắc Nam và sân bay Long Thành; Sớm hoàn thành các tuyến đường sắt trên cao ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; Đề xuất giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông cho Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất; Giải quyết các tồn tại liên quan đến các dự án BOT giao thông...

Thăm cầu Cổ Chiên ngày mùng 2 Tết năm 2015

Ông Nguyễn Văn Thể đi kiểm tra dự án cầu Cổ Chiên vào đầu năm 2015 khi còn là Thứ trưởng Bộ GTVT

BOT vẫn là kênh huy động vốn rất quan trọng

Bộ trưởng có thể nói rõ hơn về các giải pháp khắc phục những tồn tại liên quan đến các dự án BOT, để hình thức huy động vốn này thực sự phát huy hiệu quả trong thời gian tới?

     Theo tôi được biết, thời gian qua Bộ GTVT đã tiến hành tổng kết 5 năm đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức BOT, BT giai đoạn 2011-2016 và đã đánh giá khách quan, tổng thể những mặt được, cũng như hạn chế của hình thức đầu tư này. Bộ GTVT cũng nghiên cứu, xem xét để đưa ra chính sách đồng nhất nhằm giải quyết tồn tại của các dự án BOT trên toàn quốc trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, đồng thời có chủ trương dừng thực hiện các dự án BOT trên các tuyến đường hiện có; chỉ kêu gọi đầu tư BOT với các tuyến mới để có sự lựa chọn cho người dân và các phương tiện. Trường hợp cấp bách, Nhà nước không thu xếp được nguồn vốn, phải kêu gọi đầu tư BOT các dự án hiện hữu, độc đạo thì phải tham vấn đầy đủ ý kiến của địa phương qua các cơ quan đại diện là HĐND, Đoàn ĐBQH, các hiệp hội vận tải, các cơ quan chức năng, có thể xem xét xin ý kiến cả Quốc hội.

Tôi cũng được biết, việc triển khai các dự án BOT, Bộ GTVT đã vận dụng tối đa những điều cho phép của Nghị định 108, Nghị định 15 và Nghị định 30. Trong quá trình thực hiện dự án BOT, theo quy định của pháp luật nhiều bộ cùng cộng đồng trách nhiệm như: Bộ Xây dựng thẩm tra, thẩm định dự toán, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép, Bộ Tài chính quyết định về giá qua trạm...  Tuy nhiên, do thể chế còn chưa chặt chẽ nên đã phát sinh một số bất cập. Và trong quá trình làm, các cơ quan kiểm toán, thanh tra cũng đã vào cuộc cùng với Bộ GTVT để kịp thời phát hiện và xử lý những bất cập phát sinh.

     Thường vụ Quốc hội cũng vừa có Nghị quyết yêu cầu Bộ GTVT trong giai đoạn sắp tới tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội, nếu cần thiết có thể nâng từ Nghị định lên Luật hoặc Pháp lệnh để cụ thể hơn về BOT. Tới đây, Bộ GTVT sẽ có trách nhiệm tham mưu Chính phủ, Quốc hội ở từng vấn đề cụ thể. Chính phủ, Quốc hội đồng ý theo hướng nào, Bộ GTVT sẽ xử lý theo hướng đó. Những tồn tại của các dự án BOT chúng ta đều đã nhìn nhận hết, nhưng thẩm quyền giờ không phải của Bộ GTVT nữa mà phải xin ý kiến cấp trên.

     Sắp tới, chúng ta cố gắng hoàn chỉnh luật và thực hiện đúng luật để BOT đảm bảo hài hoà lợi ích giữa người dân- nhà đầu tư và Nhà nước.Vì đây vẫn là kênh huy động vốn rất quan trọng để phát triển hạ tầng trong điều kiện hiện nay.

Nhận nhiệm vụ trong bối cảnh ngành GTVT đứng trước nhiều thách thức, nhất là khó khăn về nguồn lực, vốn ngân sách rất hạn chế, ODA giảm do Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình, hút vốn xã hội hóa chững lại..., Bộ trưởng có kế hoạch và đặt mục tiêu cụ thể nào để phát triển ngành GTVT, tiếp tục gỡ điểm nghẽn về hạ tầng giao thông?

     Đúng vậy, như trên tôi đã nói, BOT là kênh huy động vốn rất quan trọng để phát triển hạ tầng trong điều kiện ngân sách khó khăn. Tuy nhiên, thời gian qua, việc huy động vốn vẫn chủ yếu tập trung nhiều ở lĩnh vực đường bộ, hàng không.

     Về lâu dài, chúng ta phải tìm giải pháp huy động các nguồn vốn để phát triển cân bằng và hiệu quả các loại hình GTVT, nhất là phát huy hiệu quả của đường thủy nội địa, đường sắt và đường biển để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đất nước.

Cầu Chà Và, nối đảo Gò Găng, Long Sơn với Quốc lộ

Ngành GTVT sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thu hút nguồn vốn để đầu tư xây dựng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông

GTVT cần có bước đi đột phá chiến lược

Xin hỏi Bộ trưởng một câu hỏi cuối. Ông đánh giá thế nào về những thành tựu của ngành GTVT và đội ngũ cán bộ ngành GTVT, những người mà ông đã từng có nhiều năm cộng tác và sẽ gắn bó trong thời gian tới? Nhân dịp nhận nhiệm vụ Bộ trưởng GTVT, ông muốn nhắn nhủ gì đến họ?

      Đã nhiều năm gắn bó với ngành GTVT ở địa phương và trên cương vị Thứ trưởng Bộ GTVT, tôi luôn hiểu và trân trọng bề dày truyền thống “Đi trước mở đường” của ngành GTVT. Trong suốt hơn 72 năm qua, bất cứ giai đoạn nào, ngành GTVT cũng luôn chứng tỏ được khả năng vượt qua khó khăn, thách thức. 

     Trong bề dày truyền thống đó, mỗi cán bộ, công nhân viên ngành GTVT đã và đang công tác đều có đóng góp một phần công sức của mình. Nhân đây, tôi cũng muốn chia sẻ, ngành GTVT đã lập được nhiều kỳ tích và thành tựu trong quá khứ, tuy nhiên tương lai còn rất nhiều việc phải làm. Trong giai đoạn này, hơn bao giờ hết, ngành GTVT phải có bước đi đột phá chiến lược về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

     Tới đây, để hoàn thành nhiệm vụ được giao, tôi mong sẽ luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương; sự ủng hộ của nhân dân và các cơ quan truyền thông, đặc biệt là sự đoàn kết thống nhất và đồng tâm hiệp lực của toàn thể cán bộ công chức, viên chức toàn ngành GTVT. Bản thân tôi cũng sẽ nỗ lực tối đa để hoàn thành tốt nhất các chức trách và nhiệm vụ được giao.

Sưu tầm(HLĐ)

Để thanh toán cho nhà thầu thi công tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, TP HCM lần thứ ba phải ứng tiền từ ngân sách thành phố.

     Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong vừa đồng ý tạm ứng gần 1.200 tỷ đồng ngân sách để trả nợ nhà thầu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, trong khi chờ bổ sung kế hoạch vốn ODA từ Trung ương.

     Người đứng đầu chính quyền thành phố giao Sở Tài chính phối hợp với các cơ quan, thu xếp vốn để đáp ứng cho dự án. Đây là lần thứ 3 TP HCM phải tạm ứng ngân sách "cứu" dự án tuyến metro đầu tiên, để tiến độ thi công được đảm bảo đúng kế hoạch.

     Động thái này được đưa ra sau nửa tháng Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM gửi văn bản khẩn, đề nghị UBND TP HCM tạm ứng 1.173 tỷ đồng từ ngân sách thành phố để thanh toán cho nhà thầu thi công tuyến metro số 1. Trong đó, 600 tỷ đồng lẽ ra phải trả trong tháng 9.

tp-hcm-tiep-tuc-ung-gan-1200-ty-dong-cuu-tuyen-metro-so-1

TP HCM tiếp tục ứng gần 1.200 tỷ đồng để thanh toán cho các nhà  thi công tuyến metro số 1

     Theo Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị Lê Nguyễn Minh Quang, năm ngoái thành phố đã tạm ứng 600 tỷ đồng để trả nợ, sau đó phần giải ngân vốn ODA cho metro số 1 tiếp tục bị đóng băng trong thời gian dài. Hồi tháng 8, lần thứ hai thành phố tạm ứng 500 tỷ đồng.

     Việc thiếu vốn làm metro Sài Gòn liên tục được đề cập trong các cuộc họp của UBND TP HCM. Tình trạng "giật gấu vá vai" của dự án tỷ USD này được thành phố gửi hàng loạt văn bản đến các bộ, ngành nhưng không có chuyển biến.

     Số liệu của Ban quản lý đường sắt đô thị cho thấy, hiện vốn ODA cho metro số 1 chỉ đáp ứng 36% nhu cầu dự án. Năm nay cần khoảng 5.400 tỷ đồng nhưng mới giải ngân được hơn 2.100 tỷ. Trong kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2016-2020 Trung ương phải giải ngân gần 21.000 tỷ đồng, song thành phố mới nhận được 7.500 tỷ - tức còn thiếu hơn 13.400 tỷ.

Dù cuối tháng 8 Thủ tướng đã ban hành quyết định về việc giao kế hoạch vốn ngân sách Trung ương năm 2017 (đợt 3) nhưng TP HCM vẫn chưa được nhận. Bên cạnh đó, việc hướng dẫn điều chỉnh tổng mức đầu tư và tạm ứng nguồn vốn ODA cho dự án cũng chưa chuyển biến.

Nguyên nhân bắt nguồn từ "điểm nghẽn" chậm giải ngân vốn đầu tư công. TP HCM đã kiến nghị Thủ tướng áp dụng quy định đối với các dự án ODA quan trọng, nếu phát sinh phải điều chỉnh thì Thủ tướng có thẩm quyền phê duyệt, không phải trình Quốc hội. Thủ tướng chỉ thực hiện báo cáo Quốc hội tại phiên họp cuối năm để Quốc hội giám sát, theo dõi.

Theo Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Thanh Liêm, nếu quy định này được áp dụng thì "điểm nghẽn" về vốn đầu tư công cho metro số 1 và nhiều công trình trọng điểm của thành phố sẽ được giải quyết toàn diện.

Dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên có tổng vốn 2,49 tỷ USD (hơn 47.000 tỷ đồng) được khởi công tháng 8/2012.

Dài gần 20 km, tuyến đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương). Trong đó 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga). Công trình dự kiến đưa vào khai thác năm 2020.

Hôm 24/10, Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM cùng nhà thầu Hitachi (Nhật Bản) đã khởi công lắp đường ray của tuyến metro số 1, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2018.

Sưu tầm (HLĐ)

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ