Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1819214
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
531
11981
9361
1819214
Đỗ Ly

Đỗ Ly

(NLĐO) – Đường tránh Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang được đầu tư 1.000 tỉ đồng mới đưa vào sử dụng đã lún và nhiều ổ gà

 Mới đưa vào sử dụng không lâu nhưng hiện nay tuyến tránh Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đang xuống cấp nghiêm trọng. Qua ghi nhận thực tế nhiều đoạn đường có dấu hiệu trồi, sụt do bị lún và nhiều ổ gà.

Được biết, trước khi triển khai dự án BOT Cai Lậy, Tổng Cục đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) đã thuê Công ty CP Tư vấn Xây dựng Công trình 625 (Cienco 625) làm đơn vị tư vấn.

Cienco 625 đã đưa ra cảnh báo tuyến tránh thị trấn Cai Lậy từ Km1987+560 đến Km1998+661, phần lớn tuyến đi qua khu vực có địa chất phức tạp với chiều dày lớp đất yếu từ 4-9 mét.

Báo Người Lao Động ghi nhận lại một số hình ảnh vào trưa 30-8:

Đường tránh Cai Lậy 1.000 tỉ đồng đang sụt lún! - Ảnh 1.
 

Trước tình trạng Quốc lộ 1, đoạn qua Cai Lậy, Tiền Giang thường xuyên kẹt xe những ngày lễ, Tết. Tỉnh Tiền Giang đã đề nghị làm tuyến tránh qua đoạn đường này. Năm 2014, đường tránh 12km chính thức khởi công và sau 3 năm đưa vào hoạt đ. Ngày 1-8, con đường này chính thức được thu phí

Đường tránh Cai Lậy 1.000 tỉ đồng đang sụt lún! - Ảnh 2.
 

Tại ngã 3 đường tránh - Quốc lộ 1 đã xảy ra hiện tượng lún và ổ gà.

 

Đường tránh Cai Lậy 1.000 tỉ đồng đang sụt lún! - Ảnh 5.

Mặt đường tránh gần cầu Ông Mười xuống cấp nặng nề, rất nhiều xe chạy ngang phải giảm ga để tránh vấp phải ổ gà.

Đường tránh Cai Lậy 1.000 tỉ đồng đang sụt lún! - Ảnh 6.

Trên đường tránh 12km phóng viên ghi nhận gần 10 điểm hư hỏng lớn.

Đường tránh Cai Lậy 1.000 tỉ đồng đang sụt lún! - Ảnh 7.

Mặt đường nhỏ và nhiều ổ gà nên nhiều xe khi lưu thông qua đường tránh Cai Lậy chạy rất thận trọng.

Đường tránh Cai Lậy 1.000 tỉ đồng đang sụt lún! - Ảnh 8.

Theo phản ánh của nhiều tài xế, mặt đường tránh Cai Lậy đang bi lún nghiêm trọng có đoạn nhô lên, hạ xuống liên tục.

Đường tránh Cai Lậy 1.000 tỉ đồng đang sụt lún! - Ảnh 9.

Ngoài việc xuống cấp mặt đường thì các kè đá hai bên cũng bị xói lở.

Đường tránh Cai Lậy 1.000 tỉ đồng đang sụt lún! - Ảnh 10.

Nhiều thành cầu bị mất con ốc.

Sưu tầm(HLĐ)

Đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện (TP Hải Phòng) hay còn được gọi là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam dự kiến sẽ thông xe vào đầu tháng 9 tới. Nhìn bên ngoài, hình ảnh cây cầu hiện lên vượt tầm mắt, ít ai biết dưới mặt cầu có một đường hầm khá đặc biệt.

     Dự án đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện có tổng mức đầu tư gần 11.850 tỷ đồng, dài 15,6km đi qua địa bàn quận Hải An và huyện Cát Hải của TP Hải Phòng.

     Dự án gồm phần đường và cầu, trong đó phần vượt biển dài 5,44km, phần đường dài 10,19km, bề rộng mặt cầu 16m, thiết kế 4 làn xe chạy.

Dự kiến, ngày 4/9 tới đây, cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam sẽ được thông xe kỹ thuật và đưa vào khai thác.

     Khác với nhiều công trình giao thông, cầu vượt biển dài nhất Việt Nam có một đường hầm đặc biệt. Đây được coi là chiếc hộp kỹ thuật khổng lồ của công trình thế kỷ này.

     Dân trí mời độc giả cùng khám phá "đường hầm" này:

 

                      Cầu vượt biển dài nhất Việt Nam có tổng chiều dài 15,63 km, trong đó chiều dài phần đường 10,19 km và phần cầu là 5,44 km. Chủ đầu tư dự án là Bộ Giao thông vận tải, đơn vị quản lý dự án là Ban Quản lý dự án 2 (PMU2). Cầu sẽ được thông xe vào đầu tháng 9.
Cầu vượt biển dài nhất Việt Nam có tổng chiều dài 15,63 km, trong đó chiều dài phần đường 10,19 km và phần cầu là 5,44 km. Chủ đầu tư dự án là Bộ Giao thông vận tải, đơn vị quản lý dự án là Ban Quản lý dự án 2 (PMU2). Cầu sẽ được thông xe vào đầu tháng 9.
 
                      Ít ai biết, bên trong cây cầu vượt biển là một đường hầm khá đặc biệt
Ít ai biết, bên trong cây cầu vượt biển là một đường hầm khá đặc biệt
 
                       Đường hầm này cũng được xem là chiếc hộp kỹ thuật khổng lồ
Lối thông nhau của các phần hầm. Đường hầm thể hiện kết cấu kỹ thuật đặc biệt của công trình cầu đặc biệt trên biển

                        
                        Hệ thống cáp lắp bên trong đường hầm đảm bảo sự vận hành của cầu vượt biển, đáp ứng cho phương tiện chạy với vận tốc 80km/h trên 4 làn đường.
Khe co giãn giữa các đốt dầm nhìn từ bên trong hầm cầu vượt biển
 
                        
Lối lên/xuống hầm cầu vượt biển. Hầm cầu này chỉ dành cho bộ phận kỹ thuật làm việc.

Lối lên/xuống hầm cầu vượt biển. Hầm cầu này chỉ dành cho bộ phận kỹ thuật làm việc.

 HLD (Sưu tầm)
 

    TTO - 6 dự án gồm cầu Phú Mỹ; đường kết nối cầu Phú Mỹ; cải tạo, nâng cấp QL 1A đoạn An Sương - An Lạc; xa lộ Hà Nội; cầu Bình Triệu 2; đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào khu công nghiệp Phú Hữu.

Sai phạm hơn 2.000 tỉ đồng tại 6 dự án BOT ở TP.HCM
 

     Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa ban hành kết luận thanh tra về việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức BT, BOT trong lĩnh vực giao thông, môi trường trên địa bàn TP HCM.

     Tiến hành thanh tra tại 6 dự án nêu trên, TTCP kết luận UBND TP.HCM đã không xây dựng, thực hiện không đầy đủ việc công bố danh mục các dự án BOT để kêu gọi đầu tư hoặc công bố chậm.

      Bên cạnh đó, UBND TP.HCM đã thực hiện việc chỉ định thầu không đúng quy định pháp luật.

      Cụ thể tại dự án BOT cầu Phú Mỹ, UBND TP.HCM đã chỉ định thầu Công ty Cổ phần đầu tư xây Phú Mỹ làm nhà đầu tư dù đơn vị này chưa có phương án huy động vốn, chưa đủ giấy tờ cam kết của ngân hàng hoặc nhà cấp vốn.

      Tiếp đó, đơn vị này cũng được giao thực hiện dự án xây dựng đường kết nối vào cầu Phú Mỹ theo hình thức BT với tổng mức đầu tư hơn 1.440 tỉ đồng, trong khi theo quy định phải tổ chức đấu thầu rộng rãi kêu gọi đầu tư.

      Theo TTCP, hầu hết các dự án đều chậm tiến độ do công tác giải phóng mặt bằng không được hoàn tất theo tiến độ hoặc năng lực chủ đầu tư yếu, thiếu vốn thanh toán cho nhà thầu (dự án cải tạo, nâng cấp QL 1A đoạn An Sương - An Lạc)… Việc chậm tiến độ dẫn đến giảm doanh thu, tăng chi phí, giảm hiệu quả và lãng phí vốn đầu tư.

      TTCP cũng chỉ rõ trong quá trình thực hiện các dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã thiếu trách nhiệm trong công việc nên nhiều hợp đồng chưa đủ trình tự thủ tục, điều khoản mâu thuẫn, sai quy định.

      Cụ thể như thiếu phương án huy động vốn, chưa đủ giấy tờ cam kết của ngân hàng (dự án xây dựng cầu Phú Mỹ); phương án hoàn vốn bao gồm cả thuế VAT vào phương án tài chính làm kéo dài thời gian thu phí, điều khoản hợp đồng mâu thuẫn làm tăng chi phí, giảm doanh thu thu phí (dự án cải tạo, nâng cấp QL 1A đoạn An Sương - An Lạc)…

      TTCP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành và UBND TP.HCM xem xét xử lý số tiền sai phạm, trong đó phê duyệt không đúng khoản tiền 1.400 tỉ đồng, phê duyệt tăng sai 67 tỉ đồng, giảm tổng vốn đầu tư, điều chỉnh hợp đồng các dự án với giá trị 90 tỉ đồng, giảm giá trị quyết toán dự án 497 tỉ đồng…

      Về trách nhiệm, TTCP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND TP.HCM, Bộ GTVT, UBND tỉnh Bình Dương kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân đã vi phạm các quy định pháp luật, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao đã nêu trong kết luận thanh tra.

Sưu tầm (HLĐ)

 

TPO - “Các ngành hàng không, đường bộ phát triển là do có cạnh tranh, còn ngành đường sắt vẫn độc quyền, không có cạnh tranh...”, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Lê Mạnh Hà nói.

     Sáng 14/7, Tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP làm Tổ trưởng đã có buổi làm việc với Tổng Công ty đường sắt Việt Nam (VNR).

              

     Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết,Thủ tướng thông qua Tổ công tác yêu cầu VNR thực sự đổi mới, quyết liệt để thay đổi ngành vận tải cơ bản này.

     “Trong thời điểm hiện nay, hành khách có thể lựa chọn đi bằng nhiều phương tiện khác hấp dẫn hơn, trong khi đi bằng đường sắt hiện đang kém hấp dẫn, kém sự cạnh tranh, trong đó có lý do chất lượng dịch vụ của ngành đường sắt, tính an toàn của đường sắt. Hay nói cách khác là thị phần của ngành đường sắt trong những năm gần đây giảm đáng kế”, Chủ nhiệm VPCP lưu ý.

     Ông Mai Tiến Dũng cũng chỉ rõ hạ tầng kéo dài từ Bắc đến Nam nhưng hạ tầng quá lâu đời, chất lượng tàu, chất lượng hạ tầng ít được quan tâm nâng cấp, kho, cảng bốc xếp hàng hoá ít được quan tâm.

     Ngoài ra, kết nối ga đường sắt với ga hàng không, kết nối đường biển, các khu công nghiệp hay trọng điểm kinh tế ít được quan tâm. “Thủ tướng có đặt vấn đề về hiệu quả sản xuất kinh doanh, đề nghị ngành đường sắt có suy nghĩ để tăng hiệu quả kinh doanh, tăng thị phần. Giá cước vận tải đường sắt ở các nước rẻ nhất, an toàn nhất, ta hãy xem lại của chúng ta”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

     Một vấn đề nữa cũng được Thủ tướng đề cập đến an toàn đường, chất lượng lao động và trách nhiệm của cán bộ. Ngay sự cố tại ga Yên Viên vừa rồi, liên quan dến điều hành cùng lúc tàu vào ga hôm 14/7 tuy không gây thiệt hại lớn nhưng cho thấy kỷ luật kỷ cương phải điều chỉnh.

Sưu tầm (HLĐ)

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ