QL217 đoạn qua địa phận xã Mường Mìn, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) bị sạt lở khiến nền đường há hoác, nứt toác kéo dài đến 65m.
Cụ thể, tại Km 174+230-Km174+410 trên QL217 đã xuất hiện những vết nứt nhỏ từ ngày 20/6, sau đó gặp cơn bão số 2 mưa lớn khiến đường bị sụt lún nghiêm trọng gây mất ATGT trên tuyến.
Đoạn đường thuộc Dự án nâng cấp mạng lưới giao thông Tiểu vùng Mê Kông QL217 tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1 do Ban QLDA 1 (nay là Ban QLDA Thăng Long) làm chủ đầu tư.
Đường lún nứt nghiêm trọng. |
Dự án nâng cấp QL217 (giai đoạn 1) có chiều dài 94,7 km, được khởi công từ tháng 6/2013 với tổng mức đầu tư 97,4 triệu USD (tương đương 1.899 tỷ đồng).
Trong đó, vốn vay ưu đãi từ nguồn vốn ADF của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) là 75 triệu USD và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 22,4 triệu USD.
Dự án này đi qua 3 huyện là Cẩm Thủy, Bá Thước và Quan Sơn của tỉnh Thanh Hóa với điểm đầu giao giữa QL217 với QL 15 thuộc huyện Bá Thước và điểm cuối tại cửa khẩu Na Mèo, huyện Quan Sơn.
Ông Lê Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, sau khi QL217 xảy ra tình trạng lún nứt, sạt lở, UBND tỉnh Thanh Hóa đã báo cáo Bộ GTVT tiến hành sửa chữa lại.
Sưu tầm(HLĐ)
Dù chưa bàn giao nhưng bờ kè đoạn đường liên xã đi qua xã Duyên Hà (huyện Thanh Trì, Hà Nội) sạt lở nghiêm trọng sau trận mưa lớn.
Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường liên xã Yên Mỹ - Duyên Hà - Vạn Phúc, huyện Thanh Trì được khởi công tháng 10/2017 do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thanh Trì làm chủ dự án, sử dụng nguồn ngân sách của huyện.
Theo phản ánh của người dân, mới đây một đoạn đường thuộc dự án đi qua thôn Đại Lan, xã Duyên Hà bị sạt lở nghiêm trọng, khoảng 30m bờ kè bằng đá bị xô đổ hoàn toàn, trơ lại đất sỏi.
Đoạn bờ kè bằng đá dài khoảng 30m bị sạt lở |
Bà N.T.T, người dân sống gần đoạn sạt lở cho biết: Hiện tượng xảy ra 3 hôm trước, sau trận mưa lớn nhất từ đầu năm đến nay.
"Buổi tối mưa lớn, đến sáng hôm sau đi chợ thì tôi thấy một đoạn bờ kè bằng đá đổ sập, ngổn ngang", lời bà T.
Ngày 15/5, các công nhân sử dụng máy móc, thiết bị để khắc phục sự cố.
Một người dân sống gần khu vực sạt lở chia sẻ: "Nghe tin có dự án làm đường bê-tông chúng tôi đều vui mừng, từ nay sẽ có đường sá thuận lợi để đi lại, nhưng chỉ một trận mưa đã xảy ra sự cố như vậy, thật sự chúng tôi rất lo lắng".
Điểm xảy ra sạt lở có vị trí gần miệng cống thoát nước lớn |
Ông Nguyễn Đăng Huấn, Chủ tịch UBND xã Duyên Hà cho hay, sau khi xảy ra sự cố, xã đã có văn bản báo cáo lên huyện Thanh Trì.
"Dự án do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện thực hiện nên các thông tin liên quan đến sự cố thì đơn vị trên mới nắm được, chúng tôi có trách nhiệm báo cáo cấp trên", Chủ tịch UBND xã thông tin.
Sạt lở do mưa lớn.
Chiều 15/5, trả lời VietNamNet, ông Trần Việt Trung, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thanh Trì cho biết đã nắm được tình hình và xuống kiểm tra thực tế.
Theo ông, đoạn bờ kè bị sạt lở dài khoảng 30m thuộc thôn Đại Lan, xã Duyên Hà. Nguyên nhân chính dẫn đến sự cố đáng tiếc trên là do trận mưa lớn ngày 12/5. Cụ thể, hôm xảy ra mưa lớn, cống thoát nước ở phía trên đường đang thi công, nước không thoát theo đường cống mà chảy thẳng từ ngõ, ập xuống bờ kè nên xảy ra tình trạng sạt lở.
Sưu tầm(HLĐ)
Ngày 10/4, ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư xây dựng thương mại Băng Dương (liên doanh chủ đầu tư), cho biết ngày 15/4 tới sẽ bắt đầu thu phí thí điểm 30 ngày đối với dự án BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) đường ĐT 830 (đoạn từ cầu An Thạnh đến thị trấn Đức Hòa), tỉnh Long An.
Mức phí 30.000-160.000 đồng mỗi lượt xe. Riêng ôtô của người dân hai bên tuyến không sử dụng mục đích kinh doanh vận tải sẽ được miễn phí; xe của các doanh nghiệp nằm trên tuyến chỉ thu phí một lần và được giảm 20%.
Dự án giao thông BOT đầu tiên của tỉnh Long An sẽ thu phí thử nghiệm từ ngày 15/4. |
Thống kê sơ bộ, mỗi ngày trên tuyến đường tỉnh 830-824 có khoảng 30.000 ôtô dưới 9 chỗ qua lại, do đó dự kiến, phương án thu phí hoàn vốn kéo dài 18 năm.
Dự án đường ĐT 830 - 824 được UBND Long An phê duyệt năm 2016 với tổng mức đầu tư 1.079 tỷ đồng. Công trình dài gần 24 km với 4 làn xe, xây 8 cầu mới, vận tốc thiết kế 80 km/h, riêng các đoạn qua khu đô thị chạy vận tốc 60 km/h.
Dự án bắt đầu từ ngã ba thị trấn Đức Hòa đi Hậu Nghĩa hoặc Bến Lức. Đây cũng là điểm kết nối tỉnh lộ ĐT 824 vào đường Trần Văn Giàu (Tỉnh lộ 10) của TP HCM. Trên tuyến có 2 trạm thu phí thuộc xã An Thạnh, huyện Bến Lức và xã Hữu Thạnh, huyện Đức Hòa.
Theo chủ đầu tư, việc nâng cấp dự án ĐT 830 sẽ nâng cao năng lực trung chuyển hàng hoá từ các khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh Long An, đồng thời tăng cường vận chuyển hàng hóa giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với TP HCM, góp phần "chia lửa" áp lực quá tải cho các tuyến đường cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Đại diện Sở Giao thông Long An cho biết, đây là tuyến tỉnh lộ đầu tiên trên địa bàn tỉnh được đầu tư theo hình thức BOT. Tỉnh đang xem xét thận trọng đầu tư nhiều tuyến đường khác, các cảng sông theo hình thức BOT hoặc BT để phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư theo trục dọc quốc lộ 1A, cao tốc Trung Lương và trục ngang là các tuyến tỉnh lộ.
"Tuyến ĐT 830 không phải tuyến độc đạo. Người dân, doanh nghiệp có thể chọn đi bằng tuyến ĐT 816. Tuyến ĐT 816 hiện chỉ rộng 5,5-7 m và các cầu trên tuyến chỉ cho phép xe dưới 8 tấn chạy qua", đại diện Sở Giao thông cho biết.
Sưu tầm(HLĐ)
Tỉnh Thái Nguyên đang tập trung triển khai Dự án xây dựng hạ tầng đô thị hai bờ sông Cầu, thành phố Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 115 triệu USD (tương đương 2.517 tỷ đồng) từ nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới và vốn đối ứng địa phương.
Sông Cầu. Nguồn: Thainguyen.gov.vn |
Dự án có 3 hợp phần chính, trong đó hợp phần cải tạo, nâng cấp hạ tầng đô thị và xử lý ngập úng đô thị ven sông bao gồm các hạng mục: cải tạo, nâng cấp đường ven sông Cầu, hệ thống thu gom nước mưa, nước thải có quy mô đầu tư từ cầu Cao Ngạn (xã Cao Ngạn) đến đập Ba Đa (xã Huống Thương) với tổng chiều dài 11,7km; xây dựng hạ tầng khu dân cư tại phường Quang Vinh với tổng diện tích 30ha; xây dựng hạ tầng khu dân cư khu vực đường ven sông xã Huống Thượng với tổng diện tích khoảng 20 ha.
Riêng trong hợp phần phát triển hạ tầng đô thị, hạng mục quan trọng nhất là việc xây mới 2 cầu qua sông Cầu gồm cầu Huống Thương và cầu Quang Vinh.
Cầu Huống Thương thiết kế theo kiểu cầu dây văng có chiều dài 300m, 6 làn xe cơ giới cùng hệ thống đường nối với chi phí đầu tư hơn 30,5 triệu USD.
Cầu Quang Vinh có thiết kế cầu dầm bản bêtông cốt thép dài 300m, với 4 làn xe cơ giới, dải an toàn và lề cho người đi bộ có mức đầu tư hơn 25 triệu USD...
Ngoài ra, dự án còn có hợp phần nâng cao năng lực quản lý đô thị.
Bà Vũ Thị Bích Thủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Thái Nguyên - địa phương trực tiếp hưởng lợi từ dự án cho biết mặc dù đã được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh từ năm 2010 nhưng do nguồn ngân sách đầu tư còn hạn chế nên hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thành phố Thái Nguyên chưa đồng bộ.
Hiện thành phố vẫn còn một số điểm ngập úng cục bộ ảnh hưởng đến đời sống của người dân nhất là các xã, phường ven sông Cầu như Phan Đình Phùng, Túc Duyên, Quang Vinh, Cao Ngạn...
Do vậy, việc triển khai Dự án xây dựng hạ tầng đô thị hai bờ sông Cầu là hết sức cần thiết, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị, đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng đô thị phục vụ phát triển kinh tế, cải thiện môi trường, nâng cao giá trị cuộc sống cho người dân đô thị.
Theo kế hoạch đề ra, sau khi chuẩn bị các điều kiện cần thiết trong năm nay, các hạng mục chính của dự án được khởi công vào năm 2017 và hoàn thành vào năm 2022.
Sưu tầm(HLĐ)
Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.