Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1608108
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
1396
5598
4957
1608108
Đỗ Ly

Đỗ Ly

3 dự án được đầu tư bằng vốn ngân sách sẽ được khởi công trong năm nay. Bộ GTVT sẽ sơ tuyển chọn nhà đầu tư 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP

Vụ Đối tác công - tư (PPP), Bộ GTVT hôm nay cho biết, đến nay Bộ đã phê duyệt nghiên cứu khả thi toàn bộ 11 dự án thành phần (gồm 3 dự án đầu tư công, 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP) thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.

khoi cong 3 du an giao thong ngan ty cao toc bac - nam nam 2019 hinh 1
Năm 2019 khởi công 3 dự án giao thông ngàn tỷ cao tốc Bắc - Nam.

 3 dự án đầu tư công (Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ - La Sơn, dự án cầu Mỹ Thuận 2) sẽ được khởi công ngay trong năm nay.

Dự án Cao Bồ - Mai Sơn sẽ được khởi công đầu tiên, hiện đang giải phóng mặt bằng.

Trước đây, dự án xây dựng tuyến đường kết nối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với quốc lộ 1 được phê duyệt với chiều dài 15km, quy mô 2 làn xe với tổng mức đầu tư khoảng 3.685 tỷ đồng.

Sau đó, Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh dự án, mở rộng quy mô lên 4 làn xe với thiết kế tiêu chuẩn cao tốc, nguồn vốn ngân sách bổ sung thêm khoảng 1.607 tỷ đồng.

Hiện đoạn cao tốc này đã lựa chọn xong tư vấn thiết kế kỹ thuật và sẽ đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây lắp. Dự kiến dự án sẽ khởi công vào tháng 7 tới.

Dự án thứ hai là cao tốc Cam Lộ - La Sơn dài 98km qua Quảng Trị (37km) và Thừa Thiên - Huế (61km), tổng mức đầu tư khoảng 7.699 tỷ đồng. Dự án đã lựa chọn xong tư vấn thiết kế kỹ thuật, dự kiến sẽ khởi công vào quý 2.

Khi hoàn thành, dự án này sẽ nối thông với đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Quảng Trị và cao tốc La Sơn - Túy Loan (sắp hoàn thành), cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Dự án cầu Mỹ Thuận 2 sẽ được xây dựng cách cầu Mỹ Thuận hiện tại 350m về phía thượng lưu, phần cầu chính vượt sông Tiền, nối Tiền Giang với Vĩnh Long.

Cầu Mỹ Thuận 2 sẽ nối thông với cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận tại nút giao An Thái Trung, điểm cuối nối với cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ tại vị trí nút giao đầu tuyến quốc lộ 80. Toàn tuyến đường và cầu chính dài khoảng 6,6km.

Cầu Mỹ Thuận 2 thiết kế rộng 6 làn xe, phần đường dẫn vào cầu được phân kỳ đầu tư hai giai đoạn, giai đoạn trước mắt 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h; giai đoạn hoàn chỉnh đầu tư 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 5.000 tỷ đồng, dự kiến khởi công cuối năm 2019.

Đại diện vụ PPP cho biết, các dự án đầu tư công trong trường hợp thuận lợi có thể khởi công trong quý 2. Dự kiến hoàn thành đoạn Cao Bồ - Mai Sơn trong tháng 4/2021, đoạn Cam Lộ - La Sơn vào cuối năm 2021, cầu Mỹ Thuận 2 trong năm 2022.

          Sơ tuyển nhà đầu tư dự án 8 dự án PPP

Đối với 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Vụ PPP cho hay, hiện đang trong giai đoạn lựa chọn nhà đầu tư. Theo tiến độ dự kiến, cuối tháng 1 Bộ GTVT sẽ phát hành hồ sơ mời sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư và đóng thầu vào khoảng cuối tháng 3.

Sau khi qua các bước duyệt sơ tuyển, ban quản lý dự án sẽ tổ chức công khai kết quả sơ tuyến vào đầu tháng 6.

Ban quản lý dự án sẽ công khai hồ sơ mời thầu và phát hành hồ sơ mời thầu vào ngày 20/10/2019, đóng thầu vào ngày 20/2/2020.

Thời gian đàm phán, ký kết hợp đồng dự án dự kiến vào ngày 20/4/2020. Đây cũng là thời gian sớm nhất có thể khởi công các dự án PPP và đích hoàn thành là cuối năm 2021.

Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông có chiều dài 654km./.

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu quyết liệt triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), tạo thuận lợi cho dự án cao tốc Bắc - Nam.

       Sáng nay (21/2), tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì Hội nghị “Triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020".

trien khai giai phong mat bang cho dai du an cao toc bac - nam hinh 1
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì Hội nghị giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc- Nam.

       Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam phía Đông, giai đoạn 2017-2020 là dự án trọng điểm quốc gia. Trước mắt, đầu tư 11 dự án đường bộ cao tốc (gồm 3 dự án đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước và 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư) với tổng chiều dài hơn 650km; tổng mức đầu tư khoảng gần 120 ngàn tỷ đồng, đi qua địa phận 13 tỉnh: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang và Vĩnh Long. 

      Bộ Giao thông - Vận tải đã hoàn thành phê duyệt 11/11 dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Dự kiến đầu quý 2 năm nay, công tác khảo sát thiết kế, cắm cọc, bàn giao cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới các dự án. Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán chi phí khảo sát, thiết kế kỹ thuật cho 11/11 dự án. Hiện, Bộ Giao thông - Vận tải đã có văn bản gửi các tỉnh có dự án đi qua về dự kiến diện tích sử dụng đất và giao nhiệm vụ cho các Ban Quản lý dự án làm việc với địa phương.  

      Ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải yêu cầu các Ban Quản lý dự án và đơn vị trực thuộc sớm bàn giao bàn giao mốc cọc giải phóng mặt bằng trong tháng 4; bố trí kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chuyển đến các Hội đồng giải phóng mặt bằng, phấn đấu đến cuối năm nay giải phóng mặt bằng được 50% khối lượng.

       Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết: "Ngân sách đã bố trí hơn 14 ngàn tỷ, sau khi bàn giao giải phóng mặt bằng, chúng tôi sẽ chuyển cho các địa phương để khi có đủ điều kiện giải phóng ngay. Ngoài ra, trong 11 dự án, có 3 dự án vốn ngân sách Nhà nước, từ tháng 6 - 12/2019, gói thầu nào đạt yêu cầu thì sẽ tổ chức triển khai thi công ngay. 8 dự án theo hình thức PPP sơ tuyển các nhà đầu tư, tổ chức đấu thầu quốc tế và chúng tôi mong muốn cuối năm 2019 sẽ chọn được các nhà đầu tư trúng thầu vào 8 dự án PPP".
trien khai giai phong mat bang cho dai du an cao toc bac - nam hinh 2
Quang cảnh Hội nghị

          Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, hệ thống đường cao tốc của nước ta vẫn còn thiếu hụt so với yêu cầu phát triển của đất nước và thấp hơn so với những quốc gia trong khu vực. Việc thực hiện Dự án tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông là tuyến giao thông huyết mạch, có ý nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế xã hội.

         Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khi dự án hoàn thành sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương. Theo đó, trong công tác giải phóng mặt bằng, hệ thống chính trị, chính quyền các địa phương có vai trò hết sức quan trọng, cần quyết liệt, triển khai việc giải phóng mặt bằng, tạo thuận lợi cho việc triển khai dự án./.

Tuyến đường có vỉa hè đi bộ, làn cho xe thô sơ rộng 3,5 m được xây dựng nhờ xén bờ kè sông Tô Lịch.

                           Đường đi bộ dài 4 km ven sông Tô Lịch gấp rút hoàn thiện

Làn đường dành cho xe đạp và người đi bộ ven đường Láng, đang hoàn thiện những công đoạn cuối. Tuyến đường dài gần 4 km một đầu nối với phố Cầu Giấy, đầu kia nối Ngã Tư Sở (quận Đống Đa, Hà Nội).

                        Đường đi bộ dài 4 km ven sông Tô Lịch gấp rút hoàn thiện

Đường Láng hàng ngày vốn có lưu lượng phương tiện giao thông lớn, thường xuyên ùn ứ. Trước kia, đường hầu như chỉ dành cho ôtô và xe máy. Sau đó, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội quyết định xén hè bên phải, sát bờ sông để mở thêm làn đường cho xe thô sơ rộng 3,5 m, xây mới vỉa hè rộng 1,5 m.

                               Đường đi bộ dài 4 km ven sông Tô Lịch gấp rút hoàn thiện

Công nhân đấu nối điện cho chiếc biển báo giao thông có biểu tượng hai chiếc xe đạp.

                            Đường đi bộ dài 4 km ven sông Tô Lịch gấp rút hoàn thiện

Phần đá kè ranh giới giữa đường và khu trồng cây cảnh quanh đang được công nhân đổ bê tông ráp nối. 

                               Đường đi bộ dài 4 km ven sông Tô Lịch gấp rút hoàn thiện

Công nhân trát nốt những khe hở bên bờ kè và thu dọn cỏ, rác để tạo cảnh quan sạch sẽ trước ngày đưa vào sử dụng.

                              Đường đi bộ dài 4 km ven sông Tô Lịch gấp rút hoàn thiện

Lan can kiên cố được đặt trực tiếp trên tường bê tông cốt thép sát mép sông.

                            Đường đi bộ dài 4 km ven sông Tô Lịch gấp rút hoàn thiện

Phần vỉa hè có 470 cây xanh, được trồng theo nhiều tầng vừa có bóng mát, vừa có cảnh quan và các mảng màu từ hoa. Cây tạo bóng mát cách nhau 6-8 m.

                            Đường đi bộ dài 4 km ven sông Tô Lịch gấp rút hoàn thiện

Trước đó, 100 trụ đèn chiếu sáng kép được lắp mới, có tính thẩm mỹ và tiện ích hơn những trụ đèn cao áp cũ. Tuyến đường dự kiến hoàn thành vào tuần tới.

                               Đường đi bộ dài 4 km ven sông Tô Lịch gấp rút hoàn thiện

Dù tuyến đường chưa hoàn thành nhưng hàng ngày người dân đã đi bộ, tập thể dục, đạp xe.

Sưu tầm (HLĐ)

Trong số 8 dự án ODA mới bổ sung, có 5 dự án vốn vay EDCF, 2 dự án vốn ADB và một dự án vốn WB.
Keyword đầu tiên có dấuDự án nâng cấp QL19 vay vốn WB đã ký hiệp định vay vốn

      Theo thông tin từ Vụ KH-ĐT (Bộ GTVT), trong 8 dự án ODA giao thông mới được Quốc hội bổ sung kế hoạch trung hạn 2016 - 2020, một dự án sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (EDCF) đã ký được hiệp định vay vốn, còn lại 7 dự án đang chuẩn bị đang chuẩn bị thủ tục ký hiệp định vay, gồm 5 dự án vốn vay từ Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) và 2 dự án vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

     Cụ thể, dự án đã ký hiệp định vay vốn WB là nâng cấp QL19, Bộ GTVT đang tổng hợp ý kiến các bộ, ngành để báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh chủ trương đầu tư làm cơ sở phê duyệt chính thức báo cáo nghiên cứu khả thi (F/S), trong đó có gói thầu thiết kế kỹ thuật sử dụng vốn viện trợ của Chính phủ Úc, dự kiến quý III/2020 triển khai thi công.

     Đối với dự án thành phần 1A thuộc đường Tân Vạn - Nhơn Trạch, giai đoạn 1, Vành đai 3 - TP. HCM; Tín dụng ngành cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ, giai đoạn 1 và dự án cải tạo đèo Khe Nét (Km414 - Km423) tuyến đường sắt Thống Nhất sử dụng vốn vay EDCF, Vụ KH-ĐT cho biết, dự thảo hiệp định vay của dự án đã được Bộ Tài chính xin ý kiến các bộ, ngành và đang đàm phán với EDCF. Tuy nhiên, hiện nay, các bên tiếp tục giải quyết một số vướng mắc liên quan đến thuế, luật áp dụng, pháp lý,… Dự kiến hiệp định vay sẽ được ký kết trong tháng 5/2019 (hiệu lực tháng 8/2019) để triển khai các bước tiếp theo.

     Cũng theo Vụ KH-ĐT, đối với dự án tín dụng ngành cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ, giai đoạn 2 vay vốn EDCF, Bộ GTVT đã trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh chủ trương đầu tư (thay đổi giảm số lượng cầu và thời gian thực hiện). Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt khung chính sách GPMB, dự kiến tháng 12/2019 sẽ ký kết hiệp định khoản vay để triển khai các bước tiếp theo.

     Một dự án ODA khác vay vốn EDCF là dự án cải tạo khu gian Hòa Duyệt - Thanh Luyện (Km358+000 - Km369+620) tuyến đường sắt Thống Nhất, hiện nay, Bộ GTVT đang lấy ý kiến của Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính về việc sử dụng khoản vay với điều kiện ràng buộc của EDCF cho dự án để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận. Dự kiến ký hiệp định khoản vay vào Quý I/2020 để triển khai các bước tiếp theo.

     Liên quan đến dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc vay vốn ADB, đại diện Vụ KH-ĐT cho biết, Bộ GTVT đã phê duyệt dự án đầu tư, Bộ Tài chính đã đàm phán hiệp định vay. Chính phủ đang trình Chủ tịch nước cho phép ký hiệp định vay, dự kiến ký hiệp định vay trong quý I/2019 để triển khai các bước tiếp theo.

     Cuối cùng, đối với dự án tuyến tránh Long Xuyên vay vốn ADB, Bộ GTVT đã phê duyệt dự án đầu tư. Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì, sớm hoàn thiện thủ tục gửi ADB để điều chỉnh hiệp định vay. Dự kiến ký hiệp định khoản vay vào quý II/2019 để triển khai các bước tiếp theo.

     Về kế hoạch bố trí vốn, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ KH&ĐT đề xuất sử dụng 10% dự phòng trung hạn của Bộ GTVT để bố trí cho 8 dự án này với số vốn nước ngoài (ODA) là 2.523 tỷ đồng; vốn đối ứng là 101,93 tỷ đồng.

                                                                                                                                                                                                                     Sưu tầm (HLĐ)

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ