Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1584837
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
321
1730
13511
1584837
Đỗ Ly

Đỗ Ly

Theo các chuyên gia giao thông, dứt khoát không để lọt những nhà thầu không đủ năng lực, kinh nghiệm vào dự án chỉ với mục đích học việc...

     Hai dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn (đường băng) sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đang được Bộ GTVT rốt ráo đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư, tiến tới triển khai xây dựng vào cuối tháng 6/2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

     Trong văn bản hỏa tốc của Bộ GTVT phát đi hôm qua (19/5) gửi đến Ban QLDA Thăng Long và Tổng công ty Cửu Long, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn yêu cầu hai đơn vị này tổ chức xây dựng trình tự và kế hoạch thực hiện đối với hai dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn sân bay Nội Bài (Ban QLDA Thăng Long) và Tân Sơn Nhất (Tổng Công ty Cửu Long) phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng đối với công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp.

     Đặc biệt, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn yêu cầu Ban QLDA Thăng Long và Tổng công ty Cửu Long căn cứ tính chất kỹ thuật, tiến độ thực hiện dự án đề xuất phân chia các gói thầu và xây dựng quy trình, tiêu chí đánh giá năng lực, kinh nghiệm nhà thầu, cập nhật thông tin các nhà thầu đã tham gia thực hiện các dự án xây dựng công trình giao thông có quy mô, tính chất kỹ thuật tương tự các hạng mục công việc của dự án, văn bản xin tham gia của các nhà thầu để dự kiến danh sách nhà thầu (tư vấn, xây lắp) theo trình tự và kế hoạch thực hiện đáp ứng yêu cầu tiến độ dự án.

     Trao đổi với Báo Giao thông, một chuyên gia giao thông cho rằng, hai dự án cải tạo, nâng cấp đường băng sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất là những công trình thực hiện theo lệnh khẩn cấp, việc áp dụng hình thức giao thầu là phù hợp để đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hiệu quả công trình. Tuy nhiên, việc giao thầu (tư vấn, xây lắp) phải thực hiện đúng quy định, đảm bảo lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài chính để triển khai, dứt khoát không để lọt những nhà thầu yếu kém tham gia vào dự án.

     Theo phân tích của chuyên gia, đường băng tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất có cấp cao nhất trong cả nước hiện nay. Điều kiện triển khai hai dự án này cũng rất đặc biệt khi vừa thi công, vừa phải đảm bảo an toàn khai thác hàng không. Hơn nữa, thời gian hoàn thành giai đoạn 1 của cả hai dự án rất gấp chỉ trong vòng 4-5 tháng, kết thúc vào tháng 12/2020.

     Do vậy, để đảm bảo các yêu cầu trên, khi áp dụng hình thức giao thầu, cơ quan có thẩm quyền cần “chọn mặt gửi vàng” đối với đơn vị có đủ năng lực, kinh nghiệm từng tham gia nhiều dự án tương tự, đặc biệt là những nhà thầu đã có sự chuẩn bị sẵn sàng về hệ thống máy móc, thiết bị và nhân lực.

     “Đây là hai công trình làm theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu kỹ thuật khắt khe, dứt khoát không để lọt những nhà thầu không đủ năng lực, kinh nghiệm vào dự án chỉ với mục đích học việc, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.

     Ngoài ra, vị chuyên gia này còn cho rằng, năng lực tài chính của các nhà thầu cũng cần được cơ quan chức năng xem xét, rà soát kỹ lưỡng. Bởi, theo tính toán ban đầu của đơn vị tư vấn, dự án cải tạo, nâng cấp đường băng sân bay Nội Bài có tổng mức đầu tư 2.218 tỷ đồng và Tân Sơn Nhất là 2.058 tỷ đồng. Trong khi nguồn vốn đầu tư cho hai dự án trong năm 2020 chỉ khoảng 828 tỷ đồng.

     “Để hoàn thành giai đoạn 1 của hai dự án trong năm 2020, nguồn vốn đã được cấp cho dự án chắc chắn sẽ không đủ, do đó, nhà thầu được giao thầu phải có tiềm lực về tài chính mạnh để đảm bảo tiến độ thi công dự án đúng yêu cầu”, chuyên gia này nhấn mạnh.

     Theo Bộ GTVT, hiện nay, tần suất khai thác tại các đường cất hạ cánh tại CHKQT Tân Sơn Nhất và Nội Bài đã vượt tần suất tính toán theo thiết kế; đang khai thác với tần suất lớn các loại tàu bay thế hệ mới như A350-900, B787-9 (10), B777-9 có tải trọng bánh đơn và áp suất bánh hơi tác dụng đến mặt đường lớn hơn các loại tàu bay tính toán, dẫn đến các đường cât hạ cánh, đường lăn tại cảng hàng không bị xuống cấp ngày càng nhanh, ảnh hưởng lớn đến an toàn hoạt động khai thác; đồng thời công tác duy tu đang thực hiện tại 2 cảng hàng không trên chỉ đảm bảo duy trì khai thác. Nếu không có các giải pháp tổng thể, đồng bộ sẽ dẫn đến việc khó kiểm soát tình trạng hư hỏng, bong bật mặt đường đột xuất khi tàu bay lăn, cất hạ cánh, tạo ra FOD (vật thể lạ) va chạm vào tàu bay, gây hư hỏng cháy nổ, ảnh hưởng đến an toàn bay, có thể phải đóng cửa đường cất hạ cánh bất cứ lúc nào để sửa chữa.

Sưu tầm (HLĐ)

       Cầu Bạch Đằng bắc qua sông Đồng Nai kết nối 2 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương với tổng vốn đầu tư gần 500 tỷ dự kiến sẽ khởi công cuối năm 2020.

 
TIEUDE_BAIVIET_KHONGDAUCầu Bạch Đằng dự kiến sẽ khởi công cuối năm 2020

     Sáng 7/5, ông Từ Nam Thành, Giám đốc Sở GTVT Đồng Nai cho biết, Sở GTVT đang phối hợp với tỉnh Bình Dương hoàn thiện các thủ tục để sớm khởi công cầu Bạch Đằng bắc qua sông Đồng Nai.

     “Dự kiến công trình cầu kết nối 2 huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) và Thị xã Tân Uyên (Bình Dương) sẽ được khởi công trong quý IV/2020”, ông Thành nói.

     Theo thiết kế ban đầu, cầu Bạch Đằng gồm có phần cầu chính có chiều dài hơn 390m, rộng 17,5m và phần đường dẫn 2 đầu cầu phía tỉnh Bình Dương dài hơn 294m và phía tỉnh Đồng Nai dài hơn 160m. Tổng vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng. Nguồn vốn để thực hiện dự án được phân chia theo tỷ lệ mỗi địa phương đóng góp 50% kinh phí đối với phần cầu chính và mỗi địa phương tự đầu tư xây dựng phần đường dẫn trên địa bàn.

     Theo Sở GTVT Đồng Nai, hiện nay, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Bình Dương đã triển khai bước thiết kế bản vẽ thi công, dự toán. Trong dự án được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt, phần đường dẫn phía Đồng Nai có chiều dài hơn 160m là chưa đủ để kết nối vào Hương lộ 7. Do đó, Sở kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai làm việc với UBND tỉnh Bình Dương để bổ sung thêm đoạn đường khoảng 100m thực hiện kết nối cầu Bạch Đằng với đường Hương lộ 7.

    Trước đó, sau quá trình làm việc giữa 2 địa phương, UBND tỉnh Bình Dương đã có Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cầu Bạch Đằng 2 bắc qua sông Đồng Nai nối xã Bạch Đằng (thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) với xã Bình Lợi (huyện Vĩnh Cửu). Mới đây lãnh đạo 2 tỉnh đã có buổi thị sát hiện trường hai bờ sông để sớm thống nhất phương án xây cầu.

    Được biết, nhiều năm qua trên tuyến sông Đồng Nai đoạn qua 2 tỉnh này còn nhiều bến phà hoạt động. Cầu Đồng Nai, Thủ Biên hiện hữu đã được đưa vào khai thác nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giao thông ngày càng tăng cao giữa 2 tỉnh và khu vực lân cận.

Sưu tầm (HLĐ)


 
 

Sáng 10/5, TP. Hải Phòng tổ chức Lễ động thổ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ cầu Lạng Am (Lý Học, Vĩnh Bảo) đến đường bộ ven biển.

    Theo Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng, Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ cầu Lạng Am (xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo) đến đường bộ ven biển, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hải Phòng làm chủ đầu tư.

    Đây là dự án kết nối giao thông quan trọng, tiếp nối Dự án cải tạo, nâng cấp đường nối từ cầu Lạng Am đến cầu Nhân Mục (huyện Vĩnh Bảo) vừa hoàn thành, góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông đường quốc lộ và giao thông đối ngoại của thành phố, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách tham quan Khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, đảm bảo an toàn giao thông, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của thành phố.

 
TIEUDE_BAIVIET_KHONGDAUChủ tịch UBND TP.Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Cổng TTĐT Hải Phòng

    Bên cạnh đó, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông theo quy hoạch đã được duyệt. Kết nối trực tiếp các tuyến Quốc lộ 10, Quốc lộ 37 với tuyến đường bộ ven biển qua địa bàn thành phố Hải Phòng, tạo thành đường vành đai khép kín phía Đông Nam của Thành phố, qua đó giúp việc lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân trong khu vực được thuận lợi hơn.

    Ngoài ra, dự án sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của hai huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo, nâng cao hiệu quả khai thác tuyến đường bộ ven biển, thúc đẩy tiềm năng phát triển kinh tế các khu vực ven biển.

TIEUDE_BAIVIET_KHONGDAUCác đại biểu bấm nút khởi công dự án. Ảnh: Cổng TTĐT Hải Phòng

    Dự án nâng cấp, mở rộng đường hiện tại từ cầu Lạng Am (xã Lý Học) đến xã Trấn Dương (huyện Vĩnh Bảo) và xây dựng tuyến đường mới từ xã Trấn Dương qua sông Thái Bình kết nối với đường bộ ven biển trên địa bàn huyện Tiên Lãng theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, mặt cắt ngang từ 12 - 14m, tổng chiều dài tuyến 9,47km, với tổng mức đầu tư 1343 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách của thành phố Hải Phòng, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2021.

    Tại buổi lễ, trước sự chứng kiến của đại biểu khách mời và nhân dân, lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã bấm nút khởi công  dự án.

    Cũng trong sáng nay (10/5), TP.Hải Phòng tổ chức Lễ động thổ Dự án đầu tư xây dựng đường nối tỉnh lộ 354 qua KCN Kiến Thụy đến đường bộ ven biển.

TIEUDE_BAIVIET_KHONGDAULãnh đạo TP.Hải Phòng ấn nút khởi công dự án. Ảnh: Cổng TTĐT Hải Phòng

    Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy, Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối với đường ven biển, Khu công nghiệp Kiến Thụy và tỉnh lộ 354 có vai trò đặc biệt quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Kiến Thụy, huyện An Lão và khu vực lân cận.

    Đây là cửa ngõ giao thông mới của huyện và thành phố, là điểm nhấn kết nối giao thông vận tải hàng hóa giữa khu vực phía nam thành phố với cảng Lạch Huyện và các tỉnh miền Duyên Hải.

    Dự án do Ủy ban nhân dân huyện Kiến Thụy làm chủ đầu tư, bằng tiền ngân sách thành phố, với tổng mức đầu tư trên 924 tỷ đồng.

    Dự án sẽ xây dựng 14,8 km đường giao thông cấp III, với chiều rộng nền đường 22m, trong đó có 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, lề đường rộng 1,5m và ây dựng các công trình trên tuyến gồm: Cầu qua sông Đa Độ, cầu nhỏ, cống thoát nước ngang đường, thoát nước qua khu dân cư, các công trình hoàn trả… Theo tiến độ, Dự án sẽ hoàn thành vào năm 2022.

    Tại buổi lễ, trước sự chứng kiến của các đại biểu khách mời và nhân dân địa phương, lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã bấm nút khởi công dự án.

Sưu tầm (HLĐ)

Tuyến đường Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc (Cà Mau) xảy ra tình trạng sụp lún làm hư hỏng nền, mặt đường một đoạn với chiều dài khoảng 20m.
 
Keyword đầu tiên có dấuMột đoạn (chiều dài khoảng 20m) trên tuyến đường Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc bị sụp lún nghiêm trọng.

     Ngày 3/2, ông Lê Thành Huấn, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Cà Mau cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo về tình hình sụp lún tuyến đường Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc (giai đoạn 1).

     Trước đó, vào rạng sáng 30/1, tại Km 21+130 (đoạn qua khu vực Nông trường 402 thuộc giai đoạn 1 dự án đường Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc, thuộc ấp Cơi 6B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời) xảy ra tình trạng sụp lún làm hư hỏng nền, mặt đường một đoạn tuyến với chiều dài khoảng 20m. Trên tuyến đường có kết cấu mặt đường bằng cấp phối đá dăm láng nhựa rộng 7m, giai đoạn 1 của dự án được nghiệm thu và đưa vào sử dụng và hiện đang trong quá trình bảo hành.

     Theo ông Huấn, qua kiểm tra hiện trường cho thấy, toàn bộ phần lề đường cùng với 1/3 mặt đường phía phải tuyến (giáp kênh xáng Minh Hà) đã bị sụp lún hoàn toàn với chiều sâu khoảng 2m; không gây thiệt hại về người và tài sản khác.

     Qua quan sát thực tế, phạm vi sụp lún đang tiếp tục mở rộng vào đến tim đường. Ngoài ra, một số đoạn tuyến lân cận cũng đã xuất hiệt vết nứt dọc tại vị trí tiếp giáp giữa phần lề đất và mặt đường láng nhựa.

     Cũng theo ông Huấn, nguyên nhân ban đầu theo nhận định do hiện nay đang vào mùa khô, đoạn tuyến đi qua khu vực ngọt hóa, mực nước dưới kênh xáng Minh Hà đã hạ xuống rất thấp, trong khi lòng kênh sâu, dẫn đến mất ổn định nền đường.

     “Ngay sau khi phát hiện xảy ra sụp lún, Sở đã chỉ đạo Trung tâm Quản lý, bảo trì công trình giao thông bố trí rào chắn cảnh báo nguy hiểm, phối hợp với chính quyền địa phương cử người trực theo dõi và thực hiện các biện pháp đảm bảo ATGT”, ông Huấn nói và cho biết thêm, Sở cũng đã liên hệ và đôn đốc nhà đầu tư (Công ty cổ phần Tập đoàn Đồng Tâm) khẩn trương san lấp hố sụp lún, nhằm hạn chế nguy cơ mất ATGT.

     Theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, tuyến đường Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc (chiều dài trên 29km) đi qua địa bàn huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời, được UBND tỉnh Cà Mau và Công ty Cổ phần Đầu tư - xây dựng Đồng Tâm (nay đổi thành Công ty cổ phần Tập đoàn Đồng Tâm) ký hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) vào ngày 27/52015 (gọi tắt hợp đồng BT 01/2015).

     Thời gian hoàn thành trong vòng 36 tháng. Hợp đồng BT 01/2015, có trị giá trên 702 tỷ đồng. Trong đó, tổng vốn đầu tư 593 tỷ đồng, lãi vốn vay 55 tỷ đồng, lợi nhuận 53 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn thực hiện dự án, vốn chủ sở hữu là hơn 89 tỷ đồng; vốn vay (vốn nhà đầu tư huy động và nguồn hợp pháp khác) hơn 504 tỷ đồng.

     Theo UBND tỉnh Cà Mau đây là dự án đầu tư xây dựng đường cứu hộ, cứu nạn đê biển Tây, phục vụ quốc phòng an ninh khu vực Hòn Đá Bạc, kết hợp với phòng chống cháy rừng Vườn quốc gia U Minh Hạ.

Sưu tầm (HLĐ)

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ