Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1802136
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
892
4736
18912
1802136
Quản trị

Quản trị

Bộ GTVT đang giao các đơn vị rà soát, đề xuất phương án xử lý các tồn tại, hoàn thiện dự án tuyến tránh TP Bảo Lộc (Lâm Đồng), báo cáo Thủ tướng trong tháng 10/2023.

Báo cáo phương án đầu tư hoàn thành hơn 15km tuyến tránh TP Bảo Lộc trong tháng 10/2023 - Ảnh 1.

Công trình tuyến tránh TP Bảo Lộc còn dở dang do gặp nhiều vướng mắc - Ảnh minh họa.

Theo Bộ GTVT, tuyến tránh TP Bảo Lộc dài 15,5km là hạng mục được bổ sung vào dự án đầu tư xây dựng công trình khôi phục cải tạo quốc lộ 20 đoạn Km 0+000 - Km 123+105,17 đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

Bộ GTVT đã phê duyệt bổ sung vào hợp đồng với tổng mức đầu tư khoảng 760 tỷ đồng. Nhà đầu tư triển khai xây dựng từ tháng 2/2017.

Dự án được đầu tư theo hình thức hợp đồng BT. Theo phương án tài chính, nhà đầu tư được hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào khoảng gần 362 tỷ đồng.

Trong quá trình rà soát việc sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài và đề xuất sử dụng nguồn vốn dư của dự án, trên cơ sở đề nghị hỗ trợ của Bộ GTVT, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có cam kết "trường hợp không đủ vốn đầu tư, UBND tỉnh Lâm Đồng có trách nhiệm bố trí kinh phí phần vốn còn thiếu từ ngân sách tỉnh Lâm Đồng để thực hiện".

Quá trình thực hiện tuyến tránh phía Nam TP Bảo Lộc, do kinh phí giải phóng mặt bằng địa phương phê duyệt có điều chỉnh giá đền bù dẫn đến phát sinh tăng.

Cùng đó, việc hoàn thuế cho nhà đầu tư và thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào gặp vướng mắc dẫn đến nhà đầu tư thiếu kinh phí để hoàn thành công trình tuyến tránh.

"Trên cơ sở kết quả làm việc với UBND tỉnh Lâm Đồng và để phù hợp với tình hình thực hiện Dự án, Bộ GTVT đã xác định điểm dừng kỹ thuật, dừng thi công tuyến tránh từ ngày 7/10/2020", Bộ GTVT thông tin, đồng thời cho biết, để đảm bảo an toàn, dự án chỉ đưa vào khai thác, lưu thông chính tuyến trên quốc lộ 20 đã được khôi phục, cải tạo theo hợp đồng.

Tuyến tránh TP Bảo Lộc không đưa vào khai thác, được lắp đặt các biển báo, rào chắn cấm các phương tiện lưu thông trong thời gian dừng để chờ xử lý nguồn vốn.

Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn tìm cách lưu thông vào tuyến đường cấm nên đã xảy ra tình trạng mất an toàn giao thông.

Xử lý tình trạng trên, Bộ GTVT đã chỉ đạo các cơ quan đơn vị, nhà đầu tư bổ sung thực hiện, lắp đặt thêm biện pháp bảo vệ và bảo đảm an toàn. 

UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã chỉ đạo UBND TP Bảo Lộc tăng cường quản lý hành lang an toàn đường, xử lý các vi phạm (nếu có) các phương tiện cố tình lưu thông trên tuyến tránh.

"Thực hiện chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Minh Khái và trên cơ sở ý kiến của Bộ Tài chính về xử lý một số vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án, trong đó phát sinh chi phí dẫn đến làm tăng tổng mức đầu tư dự án, Bộ GTVT đã giao các đơn vị của Bộ, nhà đầu tư rà soát, tổng hợp và đề xuất phương án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10/2023 để xử lý dứt điểm tồn tại, sớm hoàn thành hạng mục tuyến tránh TP Bảo Lộc", Bộ GTVT cho hay.

Sưu tầm

Cần Thơ quyết định bổ sung 133 tỷ đồng cho dự án thành phần 2 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, nâng tổng vốn được bố trí năm 2023 lên 970 tỷ đồng.

Ngày 13/10, UBND thành phố Cần Thơ có quyết định điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 từ nguồn ngân sách Trung ương.

Theo đó, dự án thành phần 2 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng được bổ sung thêm 133 tỷ đồng. Nâng tổng vốn được bố trí trong năm lên 970 tỷ đồng.

Dự án thành phần 2 cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng được bổ sung 133 tỷ đồng - Ảnh 1.

Dự án thành phần 2 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng được bổ sung thêm 133 tỷ đồng trong năm nay.

Song song đó, Cần Thơ cũng quyết định giảm vốn của bốn dự án khác. Cụ thể, kè chống sạt lở chợ Mỹ Khánh, huyện Phong Điền - giảm 10 tỷ đồng.

Kè chống sạt lở sông Ô Môn, ở phường Thới Hoà, quận Ô Môn - giảm 23 tỷ đồng; xây dựng và nâng cấp mở rộng đường tỉnh 917 - giảm 74,560 tỷ đồng; đường tỉnh 918 - giảm 25,44 tỷ đồng.

Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài trên 188km, đi qua địa bàn bốn tỉnh, thành là An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng.

Quy mô giai đoạn 1 gồm bốn làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 44.700 tỷ đồng.

Dự kiến, dự án hoàn thành cơ bản toàn tuyến năm 2026 và đưa vào khai thác năm 2027. Giai đoạn hoàn chỉnh, dự án được đầu tư với quy mô 6 làn xe cao tốc, mặt cắt ngang 32,25m.

Dự án gồm bốn dự án thành phần: dự án thành phần 1 trên địa bàn tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ, dài hơn 57km, tổng mức đầu tư ước 13.800 tỷ đồng.

Dự án thành phần 2 thuộc địa bàn Cần Thơ, chiều dài hơn 37km, tổng mức đầu tư hơn 9.700 tỷ đồng.

Dự án thành phần 3 thuộc địa bàn tỉnh Hậu Giang, dài khoảng 37km, tổng mức đầu tư hơn 9.900 tỷ đồng.

Và dự án thành thành phần 4 trên địa bàn hai tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng, dài 57km, tổng mức đầu tư hơn 11.100 tỷ đồng.

Các dự án thành phần đồng loạt khởi công ngày 17/6 vừa qua. 

Đối với dự án thành phần 2 qua Cần Thơ, tiến độ giải phóng mặt bằng hiện đạt 96%.

Bốn gói thầu của dự án đã lựa chọn nhà thầu được ba gói, gói thứ tư sẽ hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu trong tháng 10 này.

Sưu tầm

4 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam do Ban QLDA Thăng Long làm chủ đầu tư đã được lên kế hoạch điều hoà vốn nhằm đảm bảo kết quả giải ngân năm 2023 đạt từ 95% trở lên.

Điều hoà nguồn vốn phục hồi kinh tế

Theo quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư đã giao chi tiết vốn ngân sách nhà nước năm 2023 mới được Bộ GTVT ban hành, Ban QLDA Thăng Long có 4 dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông thực hiện điều hoà vốn.

Điều hoà vốn đầu tư công, tăng tốc giải ngân 4 dự án cao tốc lớn - Ảnh 1.

Một đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam qua địa phận tỉnh Hà Tĩnh do Ban QLDA Thăng Long làm chủ đầu tư.

Cụ thể, tại dự án đoạn Mai Sơn - QL45, theo kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương trong nước, số vốn được giao chi tiết năm 2023 là hơn 2.275 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ Chương trình Phục hồi và phát triển KT-XH được bố trí 1.000 tỷ đồng; Nguồn vốn từ kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 là hơn 1.275 tỷ đồng.

Tại đợt điều chỉnh mới nhất, kế hoạch vốn năm 2023 của dự án được điều chỉnh giảm 200 tỷ đồng. Số vốn này được điều hoà sang dự án cao tốc đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng.

Với dự án đoạn Phan Thiết - Dầu Giây, theo kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương trong nước, số vốn được giao chi tiết năm 2023 là hơn 2.188 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ Chương trình Phục hồi và phát triển KT-XH được bố trí 700 tỷ đồng; Nguồn vốn từ kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 là hơn 1.488 tỷ đồng.

Tại đợt điều chỉnh mới nhất, kế hoạch vốn năm 2023 của dự án được điều chỉnh giảm 300 tỷ đồng. Số vốn này được điều hoà sang dự án cao tốc đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi.

Số vốn điều chỉnh giảm và điều hoà đều là nguồn vốn Chương trình Phục hồi và phát triển KT-XH.

Nỗ lực giải ngân trên 95% kế hoạch vốn

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Phùng Tuấn Sơn, Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp (Ban QLDA Thăng Long) cho biết, năm 2023, hai dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Mai Sơn - QL45 và Phan Thiết - Dầu Giây được bố trí hai nguồn vốn.

Trong đó, nguồn thứ nhất là vốn từ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Nguồn thứ hai là vốn Phục hồi và phát triển KT-XH được điều chỉnh linh hoạt từ dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 để giải ngân trong năm 2023 (vốn bố trí cho dự án Mai Sơn - QL45 là 1.000 tỷ đồng; bố trí cho dự án Phan Thiết - Dầu Giây là 700 tỷ đồng).

Tuy nhiên, trước đây do nguồn vốn Phục hồi và phát triển KT-XH chưa phân khai giải ngân được chờ hướng dẫn cụ thể của Bộ chuyên ngành nên khi hai dự án: Mai Sơn - QL45, Phan Thiết - Dầu Giây giải ngân hết nguồn vốn đầu tư công trung hạn được bố trí, Ban đã lên phương án huy động vốn để duy trì tiến độ triển khai hai dự án với tổng giá trị khoảng 500 tỷ đồng.

Trong số này, có 100 tỷ đồng Ban QLDA Thăng Long điều hoà nội bộ từ dự án Mai Sơn - QL45 sang dự án Phan Thiết - Dầu Giây.

Trên cơ sở kiến nghị của Ban QLDA, Bộ GTVT đã điều hoà thêm nguồn vốn từ dự án của một số đơn vị cho hai dự án của Ban Thăng Long với tổng giá trị khoảng 400 tỷ đồng (phân bổ mỗi dự án 200 tỷ đồng).

"Cho đến đầu tháng 10/2023, nguồn vốn Phục hồi và phát triển KT-XH đã có thể phân khai cho các dự án giải ngân. Về nguyên tắc, Ban sẽ gửi lại Bộ điều hoà cho các dự án khác.

Song, với đà giải ngân tương đối tốt ở thời điểm hiện tại, nhằm góp phần đảm bảo kết quả giải ngân của Bộ đạt tối thiểu 95% kế hoạch vốn được giao, Ban QLDA Thăng Long đã nhận giải ngân thêm 400 tỷ (được điều hoà trước đó từ nguồn của các đơn vị khác cho hai dự án đoạn Mai Sơn - QL45 và Phan Thiết - Dầu Giây) để giải ngân cho hai dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2", ông Sơn chia sẻ.

Cũng theo đại diện Ban QLDA Thăng Long, số vốn điều hoà sang hai dự án thành phần: Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng sẽ được giải ngân cho công tác xây lắp và giải ngân thêm giá trị tạm ứng tại dự án trong khuôn khổ cho phép.

Sưu tầm

Bộ GTVT vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận.

 
Hơn 3.900 tỷ đồng đầu tư đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Kiên Giang - Ảnh 1.

Bộ GTVT cho biết, việc đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận góp phần cơ bản nối thông đường Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 66/2013 của Quốc hội.Ảnh minh họa

Theo  quyết định của Bộ GTVT, dự án có tổng chiều dài gần 52km, trong đó, đoạn qua tỉnh Kiên Giang dài hơn 45km, đoạn qua tỉnh Bạc Liêu dài khoảng 6,6km.

Đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất có chiều dài đoạn tuyến hơn 11km. Điểm đầu Km0+00 tại khoảng Km88+540 - QL61, thuộc địa phận huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Điểm cuối Km11+200 tại khoảng Km77+00 - QL61, thuộc địa phận huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.

Đoạn Gò Quao - Vĩnh Thuận có chiều dài đoạn tuyến khoảng gần 41km. Điểm đầu Km20+600 tại khoảng Km67+213 - QL61, thuộc địa phận huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Điểm cuối Km61+342,31 giao QL63 tại khoảng Km67+174,75 thuộc địa phận xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

Về quy mô đầu tư xây dựng, giai đoạn hoàn chỉnh theo quy mô đường cấp III đồng bằng, 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/h. Giai đoạn phân kỳ các yếu tố hình học đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, quy mô 2 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/h.

Về hướng tuyến, đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất cơ bản đi trùng QL61 hiện hữu từ khoảng Km88+540 đến Km77+00 - QL61, thuộc địa phận huyện Châu Thành, huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang.

Đoạn Gò Quao - Vĩnh Thuận được làm mới, từ khoảng Km67+213 - QL61 thuộc địa phận huyện Gò Quao, tuyến tách khỏi QL61 đi về phía Đông Nam, đi song song ĐT962 đến khu vực phà Cái Lớn, vượt qua sông Cái Lớn tuyến tiếp tục đi song song bên phải ĐT12 thuộc địa phận xã Vĩnh Thắng huyện Vĩnh Tuy và kênh Lộ Xe đến phà Vĩnh Tuy (sông Cái Tàu); vượt qua sông Cái Tàu và đi song song cách kênh Lộ Xe 300 - 500m đến phà Vàm Chắc Băng (kênh Ngã Ba Đình); vượt kênh Ngã Ba Đình, tuyến đi bên trái ĐT12 và kênh Chắc Băng; đến khoảng Km52+00 tuyến đi tránh thị trấn Vĩnh Thuận về phía bên trái và kết thúc tại Km61+342,31.

Tổng mức đầu tư của dự án hơn 3.900 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Trong đó,chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hơn 538 tỷ đồng; chi phí xây dựng hơn 2.800 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án hơn 24 tỷ đồng; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng hơn 131 tỷ đồng; chi phí dự phòng hơn 299 tỷ đồng.

Giai đoạn 2021 - 2025 bố trí nguồn vốn cho dự án khoảng 3.123 tỷ đồng; chuyển tiếp sang giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 780 tỷ đồng. 

Năm 2022 dự án đã được giao 757 tỷ đồng, năm 2023 là 309 tỷ đồng, năm 2024 hơn 1.100 tỷ đồng, năm 2025 hơn 1.700 tỷ đồng, giai đoạn 2026 - 2030 khoảng hơn 780 tỷ đồng.

Dự án được thực hiện từ năm 2022 - 2025. Năm 2026 hoàn thành báo cáo Quốc hội việc thực hiện Nghị quyết số 66/2013 của Quốc hội.

Bộ GTVT cho hay, việc đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận góp phần cơ bản nối thông đường Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 66/2013 ngày 29/11/2013 và số 63/2022 ngày 16/6/2022 của Quốc hội.

Cùng đó, từng bước hoàn thiện quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu; nâng cao năng lực khai thác, giảm thiểu tai nạn giao thông nhằm phát huy vai trò của tuyến đường Hồ Chí Minh trong việc kết nối giữa các địa phương, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh khu vực; góp phần thực hiện thành công Nghị quyết 13/2022 của Bộ Chính trị.

Sưu tầm

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ