Trang chủ Tin tức Tin nội bộ Tin nội bộ QUỐC LỘ 1, VỪA LÀM XONG ĐÃ HỎNG

Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh
Điện thoại: 
024.3557.8619
CSKH:
024.3553.5888

Hotline Miền Bắc 
Mr Đỗ Đình Hùng  : 0918 582 088

Hotline Miền Nam
Mr Lê Anh Vũ  : 0918 872 188

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Thống kê truy cập

1597027
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
5
2959
8229
1597027

QUỐC LỘ 1, VỪA LÀM XONG ĐÃ HỎNG

           Sau nhiều tháng thi công với tổng vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng, hơn 330 km quốc lộ 1 đoạn qua các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định đã được nâng cấp, mở rộng xong. Thế nhưng bất ngờ là trong khi chỉ mới thông xe hơn một tháng, chưa kịp bàn giao cho đơn vị quản lý đường bộ thì nhiều đoạn trên quốc lộ 1 đã xuất hiện những hư hỏng nghiêm trọng.

“Không nghĩ đó là đường mới làm!”

           Từ ngày 16 đến 18-11, PV Pháp Luật TP.HCM đã đi dọc quốc lộ 1 qua ba tỉnh nêu trên. Trên địa bàn Khánh Hòa, bề mặt quốc lộ 1 đoạn qua các xã Cam Tân, Suối Tân (huyện Cam Lâm) có nhiều miếng vá rộng hàng chục mét vuông nằm chồng lên các vạch sơn còn mới tinh. Tại xã Cam Hải Tây, huyện Cam Lâm, đơn vị thi công phải chặn một bên đường để thảm lại nhựa một đoạn dài hơn 500 m. Ngay dưới chân phía bắc cầu vượt Hòa Tân, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm xuất hiện nhiều vết lún ngày càng rộng, nhựa đường ùn lên làm mặt đường lồi lõm bất thường.

          Trong khi đó, khu vực ngã ba Vĩnh Lương, nơi giao nhau giữa quốc lộ 1 và đường Phạm Văn Đồng nối dài vào TP Nha Trang, ngổn ngang như một đại công trường. Phần lớn mặt đường bê tông nhựa vừa thảm xong đã bị xới tung lên để làm lại. Những đoạn chưa đào bỏ thì đầy ổ gà, ổ trâu. Do các phương tiện phải chạy chậm nên đoạn đường này liên tục ùn ứ.

        “Nhìn cảnh tan nát thế này, không ai nghĩ đây là đường mới làm xong. Mà trên quốc lộ 1 người ta còn chặn nhiều đoạn khác để sửa như vậy, chúng tôi điều khiển xe qua lại thấy nguy hiểm lắm” - ông Trần Văn Lương, tài xế xe khách đường dài, ngụ phường Bình Định, thị xã An Nhơn, Bình Định, nói.

         Còn tại đoạn qua đèo Rọ Tượng (thuộc xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa), lớp nhựa mới tráng xong đã bong tróc, cạnh đó là hàng chục vết lún dài, làm lệch cả vệt sơn phân làn đường. Hiện đơn vị thi công phải đổ đất đá cấp phối để tránh nguy hiểm cho người, xe qua lại. Ông Trần Văn Minh, Chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa, bức xúc: “Đường chưa bàn giao mà đã hư hỏng như thế này thì thời gian tới sẽ còn ra sao nữa. Chúng tôi đã báo cho chủ đầu tư, cơ quan chức năng để có biện pháp khắc phục”.

        Tại Phú Yên, ông Nguyễn Thành Trí, Giám đốc Sở GTVT tỉnh này, xác nhận tình trạng hư hỏng cũng đã xuất hiện trên quốc lộ 1 đoạn vừa mới thông xe. Theo ghi nhận của PV, đó là các đoạn phía bắc cầu Ngân Sơn (xã An Dân, huyện Tuy An), phía nam đèo Nại, đoạn qua phường Xuân Đài, đoạn phía nam đèo Cù Mông (thị xã Sông Cầu). Tại các đoạn này, đơn vị thi công đang dùng máy cắt bỏ mặt đường vừa thảm nhựa để vá lại.

        Còn ở Bình Định, tình trạng hư hỏng xảy ra nặng nhất tại các đoạn qua thị xã An Nhơn, các huyện Phù Cát, Phù Mỹ. Mặt đường khu vực này có rất nhiều ổ voi rộng hàng chục mét vuông hoặc những điểm sụt lún, lồi lõm.

                                          

Ổ gà la liệt trên QL1 đoạn huyện Phú Cát - Bình Định

Hư hỏng do vật liệu?

         Lý giải nguyên nhân đường vừa làm xong đã hỏng, ông Nguyễn Chung Khánh, Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án 7 (Bộ GTVT, đơn vị quản lý các dự án mở rộng quốc lộ 1 qua tỉnh Khánh Hòa), cho rằng đó là do mưa lớn, một số đoạn bị ngập. Tuy nhiên, khi PV chỉ ra hầu hết các đoạn hư hỏng đều nằm ở vị trí cao, có cả đèo, dốc thì ông Khánh lại cho rằng có thể do Khánh Hòa là “điểm rơi” của các phương tiện lưu thông, tức phần lớn ô tô khi lưu thông đến tỉnh này trùng với thời điểm thời tiết có nhiệt độ cao nên mặt đường bị nóng, gây hư, lún (!?).

         Thấy chúng tôi không hài lòng với “đáp án” trên, ông Khánh lý giải thêm: “Đá ở Khánh Hòa có độ dính bám kém nên phải dùng thêm phụ gia để tăng độ dính bám. Trong sản xuất, lĩnh vực nào cũng có sai sót, làm đường cũng vậy thôi! So với tổng số km chúng tôi đã làm, hư hỏng này là không đáng kể!”.

         Trong khi đó, ông Nguyễn Thành Lũy, Phó ban Điều hành dự án mở rộng quốc lộ qua Khánh Hòa (thuộc Ban Quản lý dự án 7), thừa nhận: “Ở đoạn phía bắc Khánh Hòa, chúng tôi thử nghiệm vật liệu mới lần đầu tiên sử dụng ở Việt Nam để thảm bê tông nhựa. Tuy nhiên, do thấy không ổn nên các nhà thầu bóc ra để xử lý lại”.

         Tương tự, ông Nguyễn Văn Huấn, Phó Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (cơ quan quản lý dự án mở rộng quốc lộ 1 ở Bình Định), cũng cho rằng nguyên nhân hư hỏng do đá làm đường có độ dính bám kém, vật liệu có độ rỗng dư cao nên bị thấm nước, chất lượng bê tông không đều, thảm gần xong thì trời mưa. Ngoài ra, áp lực về tiến độ cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng hư hỏng trên. 

Sưu tầm ( HLĐ)


 

 

Last modified on Thứ ba, 09 Tháng 5 2017 08:34

Hình ảnh

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Nhựa đường Thiết bị Giao thông – tên giao dịch quốc tế : Bitumen Equipment Supply for Transportation  (BEST). Được thành lập từ năm 2009, trải qua quá trình phát triển, BEST đã đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất và xây dựng chiến lược kinh doanh để trở thành một trong số các nhà cung ứng nhựa đường hàng đầu tại Việt Nam.

Xem tiếp...

Tin nội bộ